Tùy theo cơ địa hoặc cân nặng của bé mà khi mắc bệnh chàm nó có các biểu hiện khác nhau, chính vì vậy bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 loại, đó là loại chàm khô, loại chàm tiết bã và loại chàm tiết dịch.
Để có các phương pháp điều trị các dạng chàm sữa này hiệu quả, chúng ta hãy đi tìm hiểu chúng ngay dưới đây:
Bạn đang quan tâm: 3 loại chàm sữa ở trẻ em
3 loại chàm sữa ở trẻ em
1. Chàm sữa dạng khô

Loại chàm sữa này nói chung là rất ngứa, chúng thường xuất hiện nhất ở trán, giữa lông mày, khu vục thái dương.
Biểu hiện: Nổi sẩn đỏ, khô, đóng vảy trắng khô trên các vết sẩn đỏ, khi gãi vảy trắng rụng như gàu trên đầu.
2. Loại chàm sữa tiết bã nhờn

Dạng chàm này (gọi là viêm da tiết bã) có biểu hiện da đỏ bừng, phát ban dát sẩn nhỏ tiết ra chất lỏng nhờn màu vàng nhạt bao phủ các nốt ban, về sau hình thành một lớp vảy dày màu vàng (có thể ở dạng cục do dịch vàng khô lại), không dễ loại bỏ chúng ra, chúng bao phủ che hết da.
Loại chàm sữa tiết bã thường gây ngứa ít hơn chàm khô, nhưng nó có thể gây dát cho trẻ, lâu ngày chúng có mùi hôi, khó chịu.
3. Loại chàm sữa tiết dịch

Thường gặp ở trẻ béo phì, có mụn nước và ban đỏ giữa các nốt ban đỏ, có thể sưng mô da, ngứa, rỉ huyết thanh vàng, dịch màu mật ong hoặc chảy máu sau khi gãi, ban có thể lan ra thân mình, tay chân và toàn thân, dễ bị đến nhiễm trùng da thứ phát (chàm sữa nặng bội nhiễm).
Loại chàm sữa tiết dịch này cũng có thể là giai đoạn nặng của chàm khô và chàm tiết bã nhờn, khi 2 loại này chuyển biến nặng thì cũng đến giai đoạn nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị 3 loại chàm sữa này
1. Sử dụng kem trị chàm sữa Lợi An
Kem trị chàm sữa Lợi An đang là cơn sốt trị viêm da cơ địa cho bé, bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên kem bôi chàm sữa Lợi An sẽ giúp con bạn có làn da sạch vết chàm sữa sau 2-3 ngày.
Xem chi tiết: Kem trị chàm sữa Lợi An
2. Sử dụng kem bôi da Minh Hùng
Kem bôi da Minh Hùng là khắc tinh của chàm sữa, rất nhạy, được hàng ngàn mẹ bỉm tin dùng và đánh giá tốt. Đây là sự lựa chọn không thể bỏ qua khi con bị chàm sữa. Do sản phẩm tốt nên có rất nhiều hàng nhái, vì vậy bạn nên vào nhathuocminhhung.com để mua được chính hãng.
Xem chi tiết: Kem bôi da Minh Hùng
Các Phương pháp chăm sóc bé khi bị chàm sữa tại nhà
Sau khi điều trị chàm sữa khỏi cho trẻ sơ sinh mẹ cũng không nên chủ quan mà nên có chế độ chăm sóc da cho con, nhăm tránh các tác nhân có thể gây chàm sữa tái lại, dưới đây là các cách chăm sóc da bé.

Có thể bạn quan tâm: Kim ngân hoa có thực sự chữa được bệnh chàm sữa cho bé không
1. Tăng cường dưỡng ẩm cho da.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị chàm có làn da rất khô, và tình trạng khô da có thể làm tăng ngứa và khiến trẻ khó mà không gãi
Khi Gãi có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm và viêm da, khiến da càng ngứa hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn trong đó càng gãi, càng ngứa, càng ngứa thì càng gãi khiến cho da trầy xước và gỉ máu.
Vì vậy giữ ẩm cho da là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh chàm. Hãy bôi các sản phẩm dưỡng da cho bé hàng ngày để dưỡng ẩm da, giảm nhạy cảm da, giảm ngứa da, giảm tái phát chàm.
Mùa đông xuân có khí hậu hanh khô nên tốt nhất bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da dầu cho bé. Vì trẻ sơ sinh bị chàm có làn da rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng, nên tốt nhất bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da công thức không gây dị ứng không chứa hương liệu hoặc chất tạo màu.
Xem thêm: Bệnh nổi mề đay và bệnh chàm phân biệt như thế nào?
2. Không tắm cho bé quá thường xuyên.
Chỉ cần tắm cho trẻ bằng nước sạch ngày một lần hoặc cách ngày là đủ, nhiệt độ nước tắm không được quá nóng, phải trong khoảng 40 °C.
Sau khi tắm, lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm cho khô, thoa sản phẩm chăm sóc da lên toàn thân càng sớm càng tốt và dùng tay xoa đều để sản phẩm dưỡng da được hấp thụ hoàn toàn. Khi tắm, không nên dùng quá nhiều sữa tắm và xà phòng có bọt, chỉ nên dùng từ 1 đến 2 lần / tuần, nếu không sẽ làm tình trạng khô da thêm trầm trọng.
Bạn có thể chọn: Sữa tắm Lợi An
3. Chú ý nhiệt độ và ăn mặc cho trẻ
Thường thì nên cho bé mặc các loại quần áo bằng vải cotton mềm, rộng rãi hoặc quần áo lót bằng vải mềm, tránh mặc các loại vải sợi hóa học, tránh mặc các loại vải len, dạ cho quần áo bên trong và bên ngoài.
Mặc quần áo cho bé dựa trên nguyên tắc giữ ấm và không ra mồ hôi, mồ hôi ra nhiều sẽ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy hơn, vì vậy nên mặc quần áo cho bé vừa vặn, không nên đắp quá dày, nhiệt độ trong nhà khoảng 20 ℃, và giữ cho không khí trong nhà lưu thông.
4. Cắt ngắn móng tay của trẻ.
Chàm sữa là rất ngứa, sẽ làm cho trẻ cho tay lên các vết chàm để gãi, chính vì vậy việc cắt móng tay để tránh trẻ cào cấu trầy xước là đều nên làm.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến 3 loại chàm sữa mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải và cách chăm sóc trẻ khi bị các loại chàm này gây ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giải pháp tốt nhất.
Chuyên mục: Bệnh chàm sữa
Website: https://dongyloian.com/