Bệnh Aphtes là một bệnh mụn nước đưa đến loét, gặp chủ yếu ở niêm mạc (nhất là miệng) rất hay tái phát. Một số trường hợp gặp ở bộ phận sinh dục, nhưng không phải do virus; Cơ chế sinh bệnh chưa được rõ.

Một số nguyên nhân của loét Aphtes (loét áp tơ)
Có một số yếu tố đã được coi như nguyên nhân gây nên bệnh: Thiếu Vitamin C, PP, B6, do vi trùng hay siêu vi trùng, do dị ứng thuốc hay thức ăn, do rối loạn nội tiết (hành kinh, mãn kinh, có thai) do di truyền tâm lý (xúc cảm, lo lắng) thần kinh, do miễn dịch.
Bệnh dễ xuất hiện khi có bị một chấn thương ở niêm mạc (như bị răng cắn vào lưỡi) bị chấn thương răng, bị cấn do mang răng giả).
Bạn đang xem: Bệnh Aphtes: Loét áp tơ miệng hoặc bộ phận sinh dục
Xem thêm: Mụn cơm – Mụn cóc phân loại và các phương pháp điều trị
Các biểu hiện và triệu chứng của loét Aphtes
Thương tổn khởi đầu bằng một hay nhiều mụn nước màu vàng khó thấy, khoảng vài giờ sau, các mụn nước này vỡ ra đưa đến loét hoại tử. Vết loét thường nông, tròn từ 3-12mm, bờ rất rõ, đáy màu vàng giống “bơ tươi”, chung quanh có một viền màu đỏ tươi, vết loét rất đau và gây trở ngại khi nói hoặc ăn uống.
Mỗi đợt có khoảng 1-3 vết loét xuất hiện nhưng cũng có thể có nhiều hơn, vết loét có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của niêm mạc miệng (má, lưỡi, hâu…) của bộ phận sinh dục (âm đạo, âm hộ, dương vật) ở hậu môn và ở mắt (trong hội chứng Behcet).
Bệnh thường không có biểu hiện gây sốt và không gây nổi hạch.
Các dạng aphtes gầm có:
1) Aphtes lưỡng cực: Aphtes ở miệng phối hợp với aphtes ở vùng sinh dục.
2) Aphtes khổng lồ: Aphtes rất to (có thể 5cm) ăn sâu và bờ không đều.
3) Hội chứng Behcet: Là một bệnh hệ thống gồm có:
– Aphtes ở miệng và bộ phận sinh dục kèm: Tổn thương da, mắt, mạch máu, khớp, thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, phối, nội tiết, thận và triệu chứng tổng quát như sốt, suy nhược cơ thể.
Diễn biến của bệnh và dự hậu:
Thông thường aphtes có thổ lành tự nhiên không đổ sẹo trong vòng 1-2 tuần nhưng rất hay tái phát.
– Loại aphtes khổng lồ thường bị hoại tử.
– Hội chứng Behcet: cho dự hậu nặng và cho nhiều biến chứng nguy hại.
Phân biệt các loại Aphtes
A) Chẩn đoán (+) dựa vào biểu hiện và triệu chứng
B) Chẩn đoán phân biệt
1) Ở miệng: Cần phân biệt với :
– Săng giang mai: Không đau.
– Mảng niêm mạc (giang mai 2): VDRL (+).
– Các bệnh bóng nước.
– Lichen.
– Sướt.
– Herpès.
– Viêm miệng dạng Aphtes do thiếu vitamin PP.
– Ung thư tế bào gai (trường hợp aphtes khổng lồ).
2) Ở bộ phận sinh dục: cần phân biệt với:
– Săng giang mai.
– Săng hạ cam mềm.
– Herpès.
3) Các aphtes lưỡng cực: Cần phân biệt với:
– Trúng độc thuốc.
– Hồng ban đa dạng bóng nước.
– Hội chứng Stevens-Johnson.
Cách điều trị loét Aphtes
A) Điều trị Tại chỗ:
1) Giảm viêm và giảm đau: Súc miệng với Aspirine, Lidocaine 2%, thoa Corticoide (Betneval Buccal, Triamcinolone).
2) Sát trùng: Chấm Bleu de Méthylène, Acide Trichloracétiqục, Acide chromique 1%, Nitrat bạc, súc miệng với Tetracycline (250 mg pha với 5 ml nước X 3 lần/ngày).
B) Điều trị toàn thân:
1) Sử dụng Vitamin C liều cao: 2g/ngày (uổng hay tốt nhất là tiêm mạch) X 15 ngày.
2) Thuốc chống sốt rét tổng hợp (Nivaquine).
3) Histaglobine (γ globin) tiêm bắp.
4) Kháng virus (Virustat)
5) BCG.
6) Levamisole 150mg/ngày X 3 ngày liền, nghỉ 4 ngày rồi uống lại 3 ngày, uống như vậy trong 1 tháng.
7) Hội chứng Behcet: dùng Corticoide hay thuốc giảm ứng miễn dịch (cyclophosphamide, Azathioprine…).
C) Nên kiêng các thức ăn như:
Trái cây có vị chua (Cà chua, khế, chanh, quất, giấm,…); gia vị, thức ăn cay nóng (Bánh mì, ớt, tiêu, đồ lên men,…).
Kết luận :
Đây là một bệnh rất thường thấy. Đa số chi ảnh hưởng niêm mạc miệng nên tương đối lành tính. Mặc dù có nhiều cách điều trị, bệnh vẫn không tránh khỏi tái phát.
Nguồn: https://dongyloian.com/
Chuyên mục: Bệnh ngoài da