Bệnh ghẻ cóc (PIAN, Yaws) là một bệnh nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pertenue hay lây ở trẻ em, có thương tổn sùi lên giống quả dâu, rất ngứa.
Bệnh thường xuất hiện ở xứ nóng ấm vùng nhiệt đới, có tính chất dịch tễ học theo từng vùng ở Ấn Độ, phía Tây Châu Phi, Thái. Lào, Philippin.. Tại Việt Nam, bệnh ghẻ cóc lưu hành nhiều ở vùng ven biển miền Trung (Phan Thiết, Phan Rang, Quy Nhon, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Bệnh tiến triển qua 3 thời kỳ giống bệnh giang mai. Thời kỳ thứ nhất với thương tổn khởi phát duy nhất ở trên da, qua thời kỳ thứ 2 thương tổn lan tràn khắp người và thời kỳ thứ 3 có những gôm và thương tốn ớ xương. Để biết chi tiết từng thời thì chúng ta hãy đọc tiếp bài viết dưới đây.

Các triệu chứng của bệnh ghẻ cóc
1) Thời kỳ ủ bệnh:
Từ vài ngày cho đến vài tuần, có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau các khớp xương, nhưng cũng có khi không có triệu chứng gì rõ rệt.
2) Thời kỳ thứ nhất:
Thương tổn khởi phát thường xuất hiện ở những vùng da hở dễ bị cọ xát, sang chân, nhất là ở chi dưới (chiếm tỷ lệ 85%). Thương tổn căn bản mở đầu giống mụn nước hoặc sẩn, kích thước bằng đầu đinh ghim, màu trắng hoặc màu vàng dục ớ giữa, dần dần phát triển ăn sâu xuống, biến thành một mụn loét to bằng cúc áo, bờ rõ rệt, đáy hơi cao, hình bán cầu, màu da cam hay đỏ sẫm, mặt xù xì có gai giống quả dâu, có tính chất tiết nhờn dính, dỗ chảy máu, rất ngứa, ấn thấy mềm.
Sau vài tuần mụn khô, xẹp dần, cuối cùng để lại sẹo rồi khỏi. Thương tổn thời kỳ này được gọi là mụn cóc mẹ, về sau sẽ xuất hiện nhiều mụn cóc con, bé hơn, đó là những thương tổn của thời kỳ thứ 2.
Bạn đang xem: Bệnh Ghẻ Cóc: Triệu chứng, chấn đoán, nguyên nhân và điều trị
3) Thời kỳ thứ hai:
Trung bình Sau 1 đến 4 tháng bệnh sẽ tiến triển sang thời kỳ thứ hai – Lúc này có khi còn mụn cóc mẹ, chưa lên sẹo, các mụn cóc con đã xuất hiện. Thời kỳ này có hội chứng :
– Toàn thân sốt cao, đau khớp dai dẳng, nổi nhiều hạch. Thương tổn ngoài da: khởi đầu phát những dát đỏ rải rác khắp người giông dào ban, sau nổi cao sùi dân dân biên thành mụn cơm điển hình.
Ở thời kỳ thứ hai có những thể không điển hình:
– Có khi thương tổn loét sâu xuống lan rộng biến thành loét sâu quảng, thể này thường gặp ở trẻ em và hay khu trú ở bộ phận sinh dục hoặc ở mặt.
– Có thể thương tổn ở niêm mạc mắt, mũi, mồm. Khi ờ quanh hậu môn, bộ phận sinh dục, thương tổn sẽ phát triển sùi lên.
– Có khi thương tổn không sùi, trông giống như những sẩn có vảy trong bệnh giang mai.
– Có khi hai bàn tay bàn chân da dày, nứt đau. Tại kẽ da nứt nhìn kỹ thấy có nhiều mụn cóc bé.
Thời kỳ thứ hai tiến triển thất thường, có khi liên tục nhiều đợt kế tiếp nhau, thương tổn này chưa khỏi đã xuất hiện thương tổn khác. Trước khi phát đợt mới, thường có triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau các khớp xương, nổi hạch khắp người.
Nếu không được chữa, sau vài tháng bệnh có thể lùi dần, vảy tự khô bong hết rồi khỏi. Nhưng thường sau một thời gian tạm khỏi, bệnh tiến triển sang thời kỳ thứ ba.
Xem thêm: Bệnh chấy rận: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Điều trị và Phòng ngừa
4) Thời kỳ thứ ba:
Thời kỳ thứ ba: Có thể xuất hiện sớm, đồng thời với thương tổn thời kỳ hai, nhưng cũng có khi rất muộn, hàng vài chục năm sau mới xuất hiện.
Gồm tổn thương da và nội tạng :
– Gồm: Triệu chứng phổ biến nhất là những gôm có tính chất giống như gôm lao, khi loét bờ nham nhở không đều hình hàm ếch, đáy gồ ghề, khi khỏi để lại sẹo trắng nhăn nhúm. Gôm thường khu trú ờ phần mềm của da, đôi khi có thể lan đến niêm mạc hoặc ăn vào xương, gây nên những di chứng tác hại, làm mất, mũi, mồm, leo cơ, cứng khớp.
– Các khớp xương đầu gối, khuỷu tay có thể bị viêm thể khô hoặc thể mủ sau gây cứng khớp. Có bệnh nhân chỉ có cảm giác đau các khớp xương. X quang có hiện tượng tiêu xương.
– Màng ngoài xương có thổ bị viêm nhiễm lan tỏa, làm cho ngón tay sưng to, bàn chân phì đại, xương sườn xương ức nổi cục rải rác.
– Có 2 bệnh được xem là tai biến của thời kỳ 3 trong bệnh ghẻ cóc là thoát bào sụn xương mũi nổi thành u (bệnh goundou) và bệnh viêm mũi họng gây tàn phế của Leys.
Các xác định bệnh và phương pháp chẩn đoán ghẻ cóc
Chẩn đoán phân biệt Blastomycose, Histoplasmose, loét chân nhiệt đới (loét sâu quảng).
Vấn đề quan trọng cần phân biệt với bệnh giang mai :
Ở thời kỳ 1: Bệnh ghẻ cóc có đặc tính sau:
– Hay gặp ở trẻ con, thương lổn khởi phát xuất hiện ờ ngoài bộ phận sinh dục, ít có thương tổn ở niêm mạc.
Ở thời kỳ 2: Thương tổn có tính chất đơn dạng, ngứa rõ rệt, không bị rụng tóc.
Ở thời kỳ 3: Các gôm có những đặc tính giống như gôm lao, các thương tổn ở xương có tính chất lan tràn, phổ biến hơn.
– Xét nghiệm:
Tìm xoắn khuẩn trên thương tổn, về hình thái 2 loại xoắn khuẩn giang mai và ghẻ cóc không có gì khác nhau rõ rệt.
– Phản ứng V.D.R.L cũng dương tính trong bệnh ghẻ cóc.
– Thử nghiệm T.P.I cũng dương tính nhưng tỷ lệ bất động của xoắn khuẩn rất ít.
– Xét nghiệm nước não tủy thây phản ứng V.D.R.L âm tính, công thức bạch cầu đều bình thường, lượng albumin không có gì thay đổi.
– Về cơ thể bệnh học có hiện tượng dày sừng, quá sản lớp gai, các gai bì phình to. Ở trung bì có hiện tượng giãn mao mạch và viêm quanh vách quản.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ cóc
Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn do Castellani tìm ra năm 1905 tại Srilanka. Trên kính hiển vi, xoắn khuẩn dài từ 7μ đen 20μ gồm từ 6 đến 20 vòng, bắt màu giống xoắn khuẩn giang mai nhuộm theo phương pháp Fontana – Tribondeau, có thể tiêm truyền vào tinh hoàn khỉ và thỏ. Noguchi dã nuôi cấy được trong môi trường có huyết thanh ngựa.
Người ta đã tìm thấy xoắn khuẩn trong thanh dịch thương tổn thời kỳ 1, trong hạch máu, phủ tạng bệnh nhân trừ não ở thời kỳ thứ 2. Bệnh lây do tiếp xúc, trực tiếp với chỗ xây xát da. Trẻ em mắc bệnh sớm vì lê la, chung dụng. Tuổi mắc bệnh nhất là trẻ em từ 07 tháng đến 6 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Theo Noel, sõ người lớn mắc bệnh rất ít, quá 30 tuổi chỉ có 3%, một số tác giả cho ruồi muỗi, bọ có thể đóng vai trò truyền bệnh gián tiếp.
Phòng ngừa và cách điều trị bệnh ghẻ cóc
Tại những vùng có ghẻ cóc lưu hành, cần chú ý phòng lây lan ở trẻ em nhất là tại các lớp học, vườn trố. Phương pháp hiệu nghiệm nhất là tổ chức khám hàng loạt thường kỳ cho các cháu dưới 6 tuổi để đặt vấn đề cách ly, quản lý điều trị để tiêu diệt sớm các ổ bệnh.
– Thuốc điều trị: Benzathine Penicilline 2.400.000 đơn vị liều duy nhất cho người lớn – trẻ em nửa liều hoặc 50.000 Ul/kg
– Hoặc Tetracyclin 0,25g 2 viên/lần x 4 lần/ngày x 15 ngày cho người lớn.
Trên đây là một kiến thức chia sẻ về bệnh ghẻ cóc, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn
Hãy lưu ý rằng: Bệnh ghẻ cóc cần phải xác định bằng nhiều phương pháp để tránh nhầm lẫn, bệnh nhân không được tự ý điều trị bệnh.
Nguồn: https://dongyloian.com/
Chuyên mục: Bệnh ngoài da