Cách giảm ho đờm cho trẻ nhanh nhất theo đông y chắc hẳn bạn chưa bết, Bạn nên biết rằng ho có thể chưa phải là bệnh, mà mục chính của ho là đẩy đờm ra khỏi cơ thể! Đờm là chất nhầy tiết ra từ đường hô hấp, ho bài tiết đờm có thể giữ cho đường hô hấp được làm sạch và thông suốt, thông thường ho tự nhiên sẽ giảm hoặc tự khỏi; Nếu nhiều đờm mà không thể bài tiết (không ho) rất dễ trở thành bệnh lý trong cơ thể, bệnh khó chữa khỏi.
Theo đông y Ho là phản ứng bài tà, giảm ho, tà khí (dịch tiết) lưu lại trong cơ thể, thì cần ho nhiều lần. Nếu ho nhiều lần mà không thải được hết đờm cuối cùng tà khí đóng trong cơ thể không thể bài tiết, hoặc chuyển thành các bệnh lâu dài như hen suyễn.
Bạn đang quan tâm: 12 cách giảm ho và đờm cho trẻ em
Xem thêm: Trẻ ho vào sáng sớm nguyên nhân triệu chúng và cách khắc phục
Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 12 phương pháp giảm ho có đờm ở trẻ em nhanh chóng mà tiết kiệm, theo đông y học. Trong đó có 7 phương pháp xoa bóp giảm ho có đờm và 5 phương pháp điều trị theo triệu chứng.
7 cách xoa bóp giảm ho có đờm
1. Chia ra tám đạo – tách đẩy

Còn được gọi là bát lộ thảo (8 đường đẩy), có tác dụng giảm ho, long đờm, loãng đờm, có tác dụng đối với các loại ho, đau ngực tức ngực đều có thể áp dụng. Thực hiện có thể kéo dài hơn 3 hoặc 5 phút cùng một lúc.
Cách thực hiện: từ ở giữa khoang sườn đầu tiên, với hai ngón tay cái từ xương ức đẩy ra đến hai bên hông sườn, từ giữa đẩy sang hai bên, đẩy đến sườn thứ 4 từ dưới lên sao cho đều tay và khoảng cách đều nhau. Sau đó xoa nhẹ sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

2. Tách xương bả vai
Thích nghi với tất cả các loại ho, bất kể sốt lạnh, đặc biệt là ho chỉ mới bắt đầu, hiệu quả giảm ho tốt hơn! Thời gian thực hiện ít nhất 300 ~ 600 lần /mỗi lần.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái của hai bàn tay đẩy từ huyệt phổi dọc theo mép sườn của xương bả vai xuống dưới, thực hiện vuốt dọc theo khe xương bả vai từ trên xuống dưới như hình trăng khuyết.
3. Vận bát quái – xoa theo hình bát quái
Phương pháp phù hợp cho ho lạnh làm thuận bát quái, ho nóng làm nghịch bát quái. Thao tác này có thể được thực hiện trong hơn 10 phút cùng một lúc.

Ưu điểm: Có thể mở rộng lồng ngực, bổ tì ích khí, điều hòa khí tốt, điều trị ho, giảm đờm,
Cách thực hiện:
Chủ yểu thực hiện là lấy huyệt nội lao cung trong lòng bàn tay làm hình tròn trung tâm, dùng đầu ngón cái vẽ vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, vận theo hình tròn bát quái, vận bát quái tức là thực hiện trên vòng tròn này.
4. Đẩy nếp gấp ngang giao giữa các ngón tay và bàn tay
Vuốt qua lại 4 nếp gấp ngang giao giữa ngón tay và bàn tay có thể làm tăng cường sức mạnh của hành khí, giúp ho ra đờm.

Ưu điểm: Phương pháp làm huyệt này có thể thanh nhiệt tán kết, chúng ta thường dùng nó trong lâm sàng để chữa đờm khô, chính là bởi vì có nhiệt. Ngoài ra còn giảm amidan sưng lên, u tuyến phì đại, viêm xoang sàng. Hiệu quả của việc thực hiện vuốt gấp ngang giao giữa ngón tay và bàn tay trong các bệnh này là rất tốt.
Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay cái bên tay kia vuốt từ nếp gấp của ngón trỏ đến ngón út và vuốt ngược lại theo đường ngang. Thời gian thực hiên hơn 10 phút / 1 lần.
5. Ấn day đường vân ngang nhỏ của ngón út với bàn tay
Có tác dụng long đờm, loãng đờm tốt, nó đặc biệt thích hợp để sử dụng cho loại ho có nhiều đờm. Ấn và day trong hơn 10 phút cho mỗi lần.

Sự thiếu hụt của lá lách hư sinh ẩm, ướt tụ thành đờm. Hay đờm rất nhiều, loại đờm này là loại gây ra tiếng ngáy khi ngủ, như vậy thông qua ấn xoa huyệt vị này nó sẽ dễ dàng ho ra đờm.
Phương pháp này có thể tăng cường đề kháng làm giảm ho khò khè, viêm phổi, viêm khí quản, viêm phế quản và các bệnh khác.
Cách thực hiện: Dưới gốc ngón tay út, có đường vân nang tiếp xúc với lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay cái của tay bên kia ấn và day khoảng 10 phút.
6. Xoa ấn huyệt du phổi – huyệt khu vực phổi
Nếu bạn không thể tìm thấy vị trí chính xác, bạn có thể thay thế bằng lòng bàn tay, tức là chà ngang khu vực đó bằng lòng bàn tay, xoa và day phần da bị đỏ. Xoa 5 ~ 10 phút cùng một lúc, hoặc xoa 300 ~ 600 lần.

Xoa huyệt này có tác dụng bổ phế khí, cho nên sử dụng nhiều để trị ho cho trẻ em, cũng có thể dùng chung với các huyệt vị khác có tác dụng thanh tuyên phế khí, để trị chứng thiếu hụt của hệ thống phổi.
Cách thực hiện:
Nằm cách đốt sống ngực thứ 3 1,5 inch theo phương ngang về 2 bên. Cha mẹ có thể dùng ngón cái hoặc ngón cái, ngón giữa của hai bàn tay ấn và day nhẹ nhàng chúng, mỗi lần 5 phút. Trẻ em làn còn non yếu nên phải thật nhẹ nhàng, khi ấn day nên cho ít bột muối có hiệu quả tốt hơn, phương pháp này có thể điều khí phổi, bổ sung hư tổn, giảm ho.

Chỉ cần trẻ ho có đờm thì có thể áp dụng phương pháp này giúp giảm đờm hoặc bài đờm hiệu quả.
7. Xoa ba ngang body hoặc vỗ ngực trước và lưng
Có thể thông tam tiêu khí, có tác dụng tăng cường thể chất, giảm ho có đờm, các bà mẹ cũng có thể sử dụng như một phương pháp chăm sóc sức khỏe hàng ngày co bản thân.
Cách thực hiện:
Sử dụng lòng bàn tay xoa theo chiều ngang ngực trước và lưng ba tiêu điểm bằng lòng bàn tay, bao gồm lưng trên, lưng giữa và thắt lưng; Ngực trên, bụng trên và bụng dưới của phần trước. Xoa mỗi điểm khoảng 300 lần/ mỗi lần.

Khi trẻ bị ho đờm, mẹ cũng có thể vỗ rung ngực và lưng của bé (vị trí phổi trái và phải), Vỗ từ dưới lên trên, đặc biệt là vỗ vào lưng và phần dưới của ngực nơi tích tụ đờm nhiều, thúc đẩy sự bài tiết đờm của bé.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ đơn giản nhất
5 phương pháp điều trị triệu chứng
Theo Y học Cổ truyền ho thông thường có 2 loại phong hàn và phong nhiệt, các loại ho khác nhau thì việc sử dụng thuốc là hoàn toàn khác nhau, phương pháp điều trị thực phẩm là khác nhau.
Ho nội thương đề cập đến ho mãn tính kéo dài, tái phát. Hoặc ho do cảm lạnh và sốt, mặc dù các triệu chứng của cảm lạnh và sốt đã biến mất, nhưng ho vẫn không thuyên giảm.
1. Phương thuốc ho phong nhiệt: lê + đường phèn + xuyên bối
Xuyên Bối có thể nhuận phổi giảm ho hóa đờm, thanh nhiệt hóa đờm, dùng cho ho sốt.

Cách thực hiện: Lê bổ ngang khoét lõi quả lê cho 5-6 hạt Xuyên Bối, 2-3 viên đường phèn, sau đó dùng tăm ghép lê lại cho vào bát hấp nửa giờ, chia làm 2 lần ăn. Lưu ý Xuyên Bối đã được tán nhỏ.
- Lưu ý: Chế độ ăn do ho phong nhiệt, cần kiêng thức ăn cay và thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo.
2. Phương thuốc trị ho phong hàn bằng Cam nướng (quýt nướng)
Cam quýt có tính ấm, có thể hóa đờm giảm ho, sau khi ăn cam quýt nướng, đờm sẽ giảm rõ rệt, hiệu quả giảm ho rất tốt.

Cách thực hiện: Cam hoặc quýt ngọt nguyên trái, chọc que xiên và đem nướng trực tiếp lên lửa nhỏ để nướng, xoay xiên que đều, nướng đến khi vỏ cam hoặc quýt chuyển sang màu đen, có hơi nóng từ trong cam tỏa ra. Để quả cam nguội hơn (nhưng vẫn đảm bảo bên ngoài vỏ còn ấm). Lấy vài múi cam ăn nóng, tốt nhất là uống với nước tỏi, 2 ~ 3 lần mỗi ngày.
- Lưu ý: Ho do phong hàn cần phải kiêng tất cả thức ăn lạnh, đồ uống lạnh.
3. Phương thuốc trị thương hàn: Cháo Khoai mỡ + Gạo lứt
Đờm lạnh, màu trắng và loãng, cần làm ấm phế, bổ tỳ trị đờm.

Khoai mỡ bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, phương thuốc này thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn, không chỉ có thể giảm ho trị hen suyễn, mà còn đối với trẻ biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều, chảy nước rãi và các bệnh khác cũng có tác dụng điều trị rất tốt.
Gạo lứt rang, có tác dụng dưỡng lá lách rất cao, nấu nước uống có thể làm long đờm.
Cách làm: Dùng chảo sắt rang gạo lứt sao cho vàng, thời gian xào gạo lứt khoảng 20 phút, khoai mỡ thái hình bao diêm đem bỏ chung nấu cháo.
4. Phương thuốc đờm nóng nội thương: củ cải trắng + Xuyên Bối nấu nước uống
Đờm nóng, đờm vàng nhớt, đặc thành cục, do nhiệt tà gây nên dịch, cần thanh nhiệt tiêu đờm.
Dùng 3 -5 lát củ cải trắng, 3-5 hạt xuyên bối nấu nước uống. Củ cải trắng có thể hạ khí tiêu đờm, đào thải theo đại tiện, giúp thanh nhiệt giải đờm.

Trong thực tế thì 7 liệu pháp đầu tiên đem lại hiệu quả hơn (xoa ấn, mát xa và ăn kiêng). Bạn cũng có thể kết hợp 7 liệu pháp đầu và 5 liệu pháp sau để có cách điều trị ho nhanh nhất cho trẻ.
Trên đây là 12 phương pháp giảm ho và đờm cho trẻ em nhanh chóng tiết kiệm theo đông y học mà bạn có thể kết hợp và áp dụng. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Ngoài ra bạn cần có những phương pháp cham sóc trẻ tốt nhất, theo dõi trẻ thường xuyên để kịp thời cấp cứu khi xảy ra nguy hiểm.
Trẻ ho có đờm cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời
Khi bé bị ho, cha mẹ có thể tham khảo các triệu chứng sau đây để xác định xem tình trạng nghiêm trọng hay không, cảnh giác để ngăn ngừa viêm phổi hoặc hen suyễn, nên được chăm sóc y tế kịp thời:
– Ho kèm theo sốt cao;
– Và nếu bé khó thở;
– Môi, sắc mặt hoặc lưỡi có màu tím sẫm;
– Thở khó, thở hổn hển xuất hiện sau khi ho của em bé;
– Ho ra máu;
– Trẻ không chịu chơi, quấy khóc hoặc buồn ngủ.
Mẹ ơi, nếu bạn nghĩ rằng bài viết này có thể hữu ích cho bạn, cho xin lời cảm ơn nhé!
Nếu Bạn có kinh nghiệm chữa ho đờm cho trẻ em tốt nào? Hoặc Có phương pháp giảm ho và đờm tốt hơn nào không? Hãy để lại bình luận để chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!
Chuyên mục: Ho đờm
Nguồn: https://dongyloian.com/