Từ xa xưa, con người đã biết nhân sâm là vị thuốc đại bổ khí huyết rất cần cho những người già yếu, người mới đau nặng, cơ thể suy nhược, sản phụ mất máu….
Khi có điều kiện, hầu như nhà nào cũng muốn dự trữ sẵn một vài củ nhân sâm để phòng khi cần đến. Nhưng cũng vì là loại thuốc quý hiếm và giá trị như thế nên nhân sâm thường bị kẻ xấu làm giả và khó phân biệt.

Bạn đang xem: Cách phân biệt nhân sâm thật và giả và cách sử dụng nhân sâm
Vậy làm thế nào để phân biệt được sâm thật, giả? Cách sử dụng nhân sâm như thế nào cho hợp khoa học và nhân sâm có đúng là vị thuốc “thần hiệu” như người ta thường đồn đại hay không?
Cách phân biệt nhân sâm giả và thật
Đó là lý do chính để các sách thuốc Nam phải nói nhiều về nhân sâm, dù nó chính là thuốc Bắc, nhằm đáp ứng sự quan tâm của rất nhiều người.

Cách nhận biết, nhân sâm tốt, xấu – thật hay giả có thể căn cứ vào màu sắc, hình dáng và mùi vị.
Củ sâm thật: Củ sâm tốt có màu vàng nâu, mặt ngoài có nếp vân dọc xen với vân ngang, củ thẳng, không nhăn nheo, có khi hơi giống hình người nên gọi là nhân sâm. Sâm tốt thì củ cứng chắc, có mùi thơm đặc biệt, nếm thấy vị hơi ngọt, sau hơi đắng.
Củ sâm giả: Với những củ sâm giả đã bị ngâm rượu chiết lấy nước cốt rồi đem xác phơi khô thì màu vàng nhạt, hơi nhăn, nếm không ngọt, ngửi cũng không có mùi gì đặc biệt. Một số ở củ giả cũng được sơn phủ màu và kem theo mùi sâm, để nhận biết thì khi cầm củ sâm lên tay sẽ dính chất nhờn. Hoặc cách nhận biết khác dùng móng tay bấm nhẹ vào đuôi sâm rồi nếm thử.
Nhân sâm giả có thể không được cứng bởi vì bị ngâm nhiều, bạn chỉ cần bóp nhẹ nếu lún thì loại bỏ ngay.
Có một số nhân sâm nửa giả nửa thật: Tức là được cấy ghép với loại củ khác một cách tinh vi. Hãy kiểm tra từng nhánh của củ sâm bao gồm: màu sắc, sự chắc chắn, mùi vị của sâm xem chúng có giống nhau hoặc có giống sâm thật nêu ở trên hay không.
Phân biệt thật giả nhân sâm khô: Cần phân biệt theo mùi vị, tuy sâm khô nhưng mùi vị đặc trưng của nó sẽ không phai. Ngoài ra cần kiểm tra màu sắc và sờ chúng xem có bị quét màu và mùi lên không. Nếu có đó có khả năng cao được ngụy tạo là sâm giả.
Cách sử dụng nhân sâm

Theo Đông y, nhân sâm là vị thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược trầm trọng, hay sợ hãi, làm sáng mắt, ăn khỏe, ngủ ngon, tăng tuổi thọ. Cách sử dụng phổ biến là sắc, hãm nước sôi, ngâm rượu hoặc tán bột. Có thể xắt mỏng rồi nhấm từng tí một. Nếu nhân sâm là vị thuốc được dùng chung với nhiều vị khác trong cùng một đơn thuốc thì khi sắc nên sắc riêng, khi ngâm rượu nên ngâm riêng, đợi khi nào uống mới pha chung.
Về dược tính thì nhân sâm vào loại hơi hàn nên với những người tạng hàn (sợ lạnh, hay sôi bụng, tiêu chảy…) thì khi dùng nên tẩm nước gừng để sẵn, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo một lúc, bắc xuống đảo tiếp một lúc nữa là được.
Để bảo quản nhân sâm được lâu, nên rang gạo nếp cho vàng rồi bọc kín mà cất, thỉnh thoảng lại kiểm tra xem có bị sâu mọt hay không.
Những lưu ý trước khi sử dụng nhân sâm
Trong Đông y, việc bồi bổ cơ thể nhằm tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh là điều hết sức cần thiết. Trong một số trường hợp nguy cấp, bắt buộc phải dùng những vị thuốc bổ đặc biệt để cứu nguy. Nhân sâm được coi là vị thuốc đứng hàng đầu trong các vị thuốc bổ nên nó được dùng rất phổ biến.
Tuy giá trị cao như vậy nhưng nhân sâm vẫn có trường hợp không dùng được, đó là người mới bị cảm cúm, cảm nắng hoặc mới thổ huyết, bụng đang đau, đàn bà mới đẻ huyết xông lên cũng không được dùng.
Ngoài ra nhân sâm cũng không dùng được khi đang uống thuốc Bắc mà có các vị lê lô, ngũ linh chi.
Nếu bạn không chắc chắn tình trạng của bạn có nên sử dụng nhân sâm hay không thì nên hỏi trước ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn cao.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn cách phân biệt nhân sâm thật, giả và cách sử dụng nhân sâm. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!.
Theo dõi dongyloian để có thêm kiến thức đông y hữu ích khác.