Cách thu hái dược liệu bào chế và sử dụng Thuốc Đông Y

Cách thu hái dược liệu đông y

Chất lượng dược liệu phụ thuộc không chỉ vào điều kiện khí hậu, đất, chăm sóc (nếu là cây trồng) mà còn phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hái. Mỗi bộ phận của cây thuốc đều có thời kỳ sinh trưởng cực thịnh của nó, nếu thu hái sớm quá thì độ dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu, nếu thu hai muộn quá, phẩm chất cũng thường bị giảm sút do sâu bệnh gây ra.

Bạn đang xem: Cách thu hái bào chế và sử dụng Thuốc Đông Y

Vậy nên thu hái dược liệu vào lúc nào và cách chế biến cũng như những cách sử dụng sao cho hiệu quả sẽ được trình bày dưới đây:

Cách thu hái dược liệu đông y

Cách thu hái dược liệu đông y
Cách thu hái dược liệu đông y

Tóm lại, muốn có dược liệu tốt để dự trữ dùng lâu dài thì việc thu hải phải chọn đúng thời kỳ cho từng đối tượng như sau:

Đối với các loại rễ và củ:

Các loại rễ và củ nên lấy vào lúc lá cây bắt đầu ngả màu vàng, và cây bắt đầu tàn lụi, thu hoạch khi đất còn ẩm ướt thì dễ đào nên ít bị xây xát và bỏ sót.

Các loại búp cây:

Búp cây hay búp lá (ngọn cây) nên lấy vào mùa xuân, khi búp non bắt đầu phát triển nhưng chưa thành lá.

Các loại vỏ cây và thân cứng:

Vỏ cây nên lấy ở các cây không non quá, không già quá, lấy vào mùa xuân hoặc cuối hạ, đầu thu.

Thân cây lấy vào mùa đông khi lá rụng hết là lúc cây ngừng sinh trưởng, lúc này chất lượng dược diệu sẽ dồi dào, gỗ lại chắc, để được lâu, ít sâu một.

Đối với Các loại lá:

Lấy vào lúc cây đã phát triển xanh tốt, cây chớm có hoa. Trời nắng thì nên hái lá vào khoảng giữa buổi cho cây thoát bớt hơi nước để dễ phơi khô, chọn những lá không non quá, không già quá và chú ý loại bỏ các lá sâu vàng hoặc úa.

Các loại bông (hoa):

Nếu vị thuốc là nụ hoa thì hái ngay khi nụ mới hình thành.

Nếu vị thuốc là bông thì hái khi vừa mới nở, nên chọn hái lúc khô ráo để bông hoa không bị ướt và biến chất.

Đối với Các loại quả:

Nói chung nên hái vào lúc quả đã phát triển đầy đủ nhưng tùy theo từng loại quả cụ thể mà hái theo yêu cầu chuyên môn như chấp (chỉ thực) hái khi còn non, dành dành (chi tử) hái khi già.

Đối với Các loại hạt:

Nên hái vào lúc quả chín già để thu được hạt chắc, khỏi sâu mọt. Cần tranh thủ hái lúc trời tạnh ráo.

Bào chế thuốc đông y nhằm mục đích gì?

Cách sao tẩm dược liệu đông y
Cách sao tẩm dược liệu đông y

Đã là thuốc Đông y thì dù là Nam hay Bắc đều phải bào chế cẩn thận nhằm đạt các mục đích sau:

– Làm tiêu giảm chất độc nếu có trong dược liệu.

– Điều hòa lại tính năng của vị thuốc hoặc nhằm – đạt một mục tiêu chiến lược nào đó trong phép chữa tri

– Loại bỏ các tạp chất có hại và những bộ phận không cần thiết để làm tăng độ tinh khiết của thuốc.

– Làm cho vị thuốc dễ sử dụng và bảo quản khi dự trữ, vì các giống thảo mộc dùng làm thuốc chỉ sinh trưởng có mùa.

Ý nghĩa của việc sao tẩm bào chế.

Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng bệnh án mà các vị thuốc được sao tẩm với từng chất khác nhau (rượu, mật, nước gừng…) mục đích chung là nhằm cải biến một số tính chất và tăng giá trị sử dụng của dược liệu.

Tẩm rượu:

Rượu có tác dụng dẫn thuốc lên trên và dẫn thuốc vào các đường vận hành của khí huyết trong cơ thể nên với các bệnh ở phần trên của cơ thể và bệnh phong thấp tê bại thì thuốc thường tẩm rượu sao.

Rượu còn có tác dụng giảm tính lạnh của thuốc và tăng sức ấm cho cơ thể, một số chất thuốc khó tan trong nước sẽ tan trong rượu rồi theo nước sắc thuốc vào cơ thể.

Tẩm gừng:

Gừng tươi vị cay, tính ấm nên giảm được tính lạnh của dược liệu, gừng còn có tác dụng làm ấm tỳ vị, kích thích tiêu hóa. Riêng với vị bán hạ (củ chóc), gừng có tác dụng làm giảm tính độc gây ngứa. 1 –

Tẩm muối:

Dùng vị mặn của muối dẫn thuốc vào thận.

Tẩm giấm:

Dùng vị chua của giấm dẫn thuốc vào g gan, làm tăng tác dụng giảm đau hoặc giảm bớt tính kích thích của một số vị thuốc.

Tẩm đồng tiện (nước đái trẻ em):

Nhằm dẫn thuốc vào huyết và tăng tác dụng giáng hỏa của vị thuốc, dùng trong các trường hợp âm hư hỏa vượng gây các chứng đau đầu, đỏ mặt, chảy máu mũi…

Tẩm mật (mật mía, mật ong):

Mật là chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, lại có tác dụng làm giảm vị đắng chát của một số vị thuốc cho dễ uống hơn. Trong một số trường hợp, mật còn tăng tác dụng chữa ho của một số vị thuốc.

Ngoài các dạng trên, Đông y còn tẩm sữa, tẩm nước gạo, tẩm bột gạch non, đất sét để sao một số vị thuốc, nhưng không phổ biến.

Cách chế biến sao tẩm và sử dụng thuốc đông y

Sao tẩm là một trong những công việc quan trọng của khâu bào chế. Dù sao có tẩm hay sao không tẩm cũng đều có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của phương thuốc, vì vậy không thể xem thường mà làm cẩu thả.

a) Sao có tẩm:

Sao rượu:

Thường dùng rượu 35° đến 40° tẩm xong để nửa giờ đến một giờ, sao lửa nhỏ đến khi có mùi thơm bốc lên và thuốc vừa khô là được. Tùy theo dược liệu gọn hay xốp mà dùng rượu ít hay nhiều để tẩm, nhưng thường cứ 1kg dược liệu thì cần 50 – 200ml rượu.

Sao gừng:

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, cho nước vừa đủ, vắt lấy nước rưới lên dược liệu trộn đều, để một giờ rồi đem sao nhỏ lửa đến khi thuốc có màu vàng và mùi thơm bốc lên là được.

Lượng gừng cho 1kg dược liệu khoảng 50 đến 100g (tươi).

Sao muối:

Hòa dung dịch muối theo tỉ lệ 1 phần muối 5 phần nước tẩm đều với thuốc để 1 – 2 giờ đem sao lửa nhỏ đến khi vàng khô là được. Cứ 1kg dược liệu tẩm 50g dung dịch đã pha.

Sao giấm:

Nên dùng giấm nuôi, loại có mùi thơm và hơi ngọt, không nên dùng giấm công nghiệp. Tẩm giấm xong để 1-2 giờ sao nhỏ lửa đến khi vàng cạnh. Lượng giấm dùng để tẩm khoảng 5% so với dược liệu.

Sao đồng tiện:

Dùng nước tiểu của bé trai khoảng 5 tuổi, khỏe mạnh, không bệnh tật, bỏ những giọt đầu và cuối, chỉ lấy phần giữa, rưới từ từ đến khi dược liệu ngấm hết nước thì sao nhỏ lửa đến khô vàng là được.

Sao mật:

Nên dùng mật mía pha theo tỉ lệ nửa nước nửa mật đun sôi rồi tẩm đều, để từ 4 – 6 giờ, đem sao nhỏ lửa đến vàng thơm là được.

b) Sao không tẩm:

Sao vàng:

Sao đến khi mặt ngoài có màu vàng còn bên trong vẫn không đổi màu là được, thuốc có mùi thơm, khô giòn.

Sao vàng nhằm hạn chế tính mát lạnh của thuốc hoặc tăng tác dụng bổ tỳ vị.

Sao vàng hạ thổ:

Sau khi sao vàng đạt yêu cầu thì đổ thuốc xuống nền đất đã quét sạch, đậy kín 10 – 15 phút cho nguội.

Tốt nhất là nên trải một lớp giấy mỏng hoặc vải mỏng lên đất cho vệ sinh.

ra Sao vàng hạ thổ nhằm làm cho thuốc khô dễ bảo quản, dễ uống và bảo đảm cho vị thuốc có tác dụng cân bằng âm dương.

Sao tồn tính:

Đốt chảo thật nóng rồi đổ thuốc vào đảo đều đến khi bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra bên trong vẫn còn nguyên chất thuốc là được.

Sao tồn tính để thuốc dễ sắc, dễ ngấm, dễ hấp thụ mà vẫn giữ được nguyên chất thuốc.

Sao cháy:

Chỉ sao cho cháy đến 7/10, không sao cháy hết. Muốn vậy phải sao thành nhiều mẻ, khi sao cần phân loại để lớn sao trước, nhỏ sao sau, khi thấy trong chào bốc khói và có tàn lửa do lược liệu bốc cháy thì phải đậy kín để khỏi phát hỏa thiêu hủy mất toàn bộ thuốc đem sao!

Sao cháy để vị thuốc có tác dụng cầm máu.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn cách thu hái dược liệu đông y, cách chế bến thuốc đông y và cách sử dụng, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Theo: Lương Y Vương Thừa Ân

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *