Tuy được trồng khắp nơi để lấy lá nuôi tằm nhưng toàn bộ cây dâu tằm, từ rễ đến ngọn, đều được dùng làm thuốc và có tác dụng khác nhau. Vậy cụ thể các bộ phận của nó có công dụng gì chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp.

Bạn đang xem: Cây dâu tằm có tác dụng gì

Tác dụng của cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tác dụng gì
Cây dâu tằm có tác dụng gì

– Quả dâu: Là thuốc bổ máu bổ thận (đã được giới thiệu kỹ trong cuốn “Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày”).

– Lá dâu: Chữa cảm mạo phát sốt, họ nóng, họng đau, nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mắt. Ngày dùng 8 – 16g. Thường hái lá không non không già, hái ở cành phía đông tốt hơn.

– Cành dâu (tang chi): Chữa tê thấp, chân tay co quắp, ngày dùng 20 – 40g.

– Vỏ rễ dâu (tang bạch bì): Chữa ho ra máu, ho do phổi nóng, phù thũng bí đái. Ngày dùng 6 – 12g.

– Tầm gửi dâu (tang ký sinh): Chữa đau lưng nhức mỏi, động thai. Ngày dùng 6 – 12g.

– Sâu dâu: Con sâu nằm trong cây dâu (thực ra đây mới chỉ là ấu trùng của một loài xén tóc) chữa trẻ em đau mắt nhiều ghèn dử, chảy nước mắt. Nướng ăn rất béo và ngon.

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu): Chữa – di tinh, liệt dương, đái són, đái dầm. Ngày dùng 4- 12g.

Về vị thuốc tang phiêu tiêu, phần lớn các sách đều giải thích tổ con bọ ngựa tức ngựa trời, nhưng riêng sách “Phương pháp bào chế đông dược” (NXB Y đó là tổ học 1965) lại giải thích đó là tổ con cào cào (ở miền Bắc gọi giống đầu nhọn là cào cào, giống đầu bằng là châu chấu). Có điều là phần mô tả vị thuốc thì hoàn toàn giống như nhau: tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc màu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng.

Các từ điển Hán – Việt cũng không giải thích thuật ngữ này, riêng có từ điển của Nguyễn Quốc Hùng viết về “tang phiêu sao” và giải thích rõ là tổ con bọ ngựa. Vẫn theo từ điển này thì chỉ có chữ “sao” chỉ cái bao đựng roi của các tang phiêu tiêu là do mặt chữ viết nhầm? quan thời xưa mới gọi là tiêu. Vậy lâu nay ta gọi tang phiêu tiêu là do mặt chữ viết nhầm.

Ngoài ra cây dâu tằm còn làm bon sai, về mặt tâm linh nó cũng có tác dụng trừ tà ma, làm vòng đeo tay từ gỗ dâu.

9 Đơn thuốc từ cây dâu tằm:

Đơn thuốc từ quả dâu
Đơn thuốc từ quả dâu

1. Chữa mắt ứ máu

Lấy lá dâu già đun nước rửa mắt hàng ngày, khi rửa nên cho thêm ít hạt muối

2. Chữa nhọt không liền miệng

Mụt nhọt đã lâu không liền miệng thì lấy lá dâu già sấy khô tán nhỏ rắc lên sau khi đã rửa sạch bằng nước lá trầu.

3. Chữa mồ hôi trộm

Cho ăn canh lá dâu non nấu với gan lợn vào buổi tối.

4. Chảy máu cam

Sắc nước lá dâu để nguội cho uống. Trong khi chờ thuốc, vò lá dâu non nút vào lỗ mũi.

5. Chữa ho ra máu

Vỏ rễ dâu, cạo bỏ lớp da bên ngoài, 600g, ngâm nước vo gạo 3 đêm, tước nhỏ, sao vàng rồi tán nhỏ với 250g gạo nếp sao vàng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.

6. Ho lâu ngày không khỏi

Vỏ rễ dâu, rễ chanh, mỗi thứ 10g sắc uống trong ngày.

7. Chữa đau lưng nhức mỏi

Cành dâu (thái mỏng), tẩm gởi dâu (thái nhỏ) mỗi thứ 1 nắm, sắc với nửa chén đậu đen mà uống.

8. Chữa đau bụng động thai

Tầm gửi dâu, ngải cứu, mỗi thứ 1 nắm, sắc uống.

9. Trẻ em đái dầm

Tổ bọ ngựa trên cây dâu, 3-4g sao đen tán mịn trộn đường, uống với nước nóng vào buổi chiều trong 10 ngày liền.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn kiến thức đông y về cây dâu tằm, cũng như tác dụng hay đơn thuốc từ cây dâu tằm hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Theo: Lương Y Vương Thừa Ân

Website: https://dongyloian.com/

[related_cat]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *