CÂY RẺ QUẠT hay Còn gọi là cây xương quạt, lưỡi kiếm, nhài quạt. Tài liệu cổ xưa còn gọi là cây xạ can.
Bạn đang xem: Cây Rẻ Quạt có tác dụng gì? 6 Bài thuốc từ Cây Rẻ Quạt theo Kinh Nghiệm Đông Y
Tác dụng của cây rẻ quạt

Rẻ quạt có tác dụng Chữa viêm họng, viêm phế quản, đau cổ họng, khàn tiếng. Có nơi dùng chữa rắn cắn.
Liều dùng: 6 – 12g/ngày.
Cây rẻ quạt là một cây thuốc Đông y quý hiếm, có vị đắng, tính ôn vào kinh Can và Phế làm lợi tiểu, giải nhiệt, tán huyết, tan đờm. Nó là một vị thuốc phổ biến sử dụng để chữa một số bệnh về đường hô hấp như viêm amidan cấp do viêm họng….
Vậy các bài thuốc từ cây rẻ quạt được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian như thế nào? hãy cùng xem tiếp nhé.
Bộ phận dùng thuốc:
Lá và thân rễ (ta thường gọi là củ) thu hái vào mùa xuân và thu sẽ tốt nhất.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, Tính hơi lạnh, Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.
Bài thuốc từ cây rẻ quạt:

1. Chữa họ do viêm họng:
– Củ rẻ quạt: 12g
– Lá táo: 20g
Cú rễ quạt thái mỏng, rửa qua bằng nước gạo, sao vàng. Lá táo sao qua. Hai thứ cùng sắc đặc uống dần. (Bài thuốc kinh nghiệm)
2. Viêm họng nhẹ:
Lá rẻ quạt nhai với muối, ngậm nuốt dần.
(Kinh nghiệm dân gian)
3. Ho do viêm phế quản:
– Củ rẻ quạt: 12g
– Sâm đại hành: 12g
– Lá dâu tằm:12g
– Cam thảo đất: 8g
Sắc uống hàng ngày
(Bài thuốc kinh nghiệm)
4. Chữa đại tiện bí:
Củ rẻ quạt già 12g, dùng sống, giã nát, hòa với 1 chén nước sôi đã nguội, gạn trong rồi uống. (Nam dược Thần hiệu)
5. Chữa ho ra máu:
– Củ rẻ quạt: 10g
– Lá huyết dụ: 8g
– Lá trắc bá: 8g
– Rau má: 8g
Lá huyết dụ và lá trắc bá rang cháy. Củ rẻ quạt thái mỏng. Rau má rửa sạch. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát, để nguội, chia đôi, cho uống cách nhau 3 – 4 giờ trong ngày.
6. Chữa rắn cắn:
(Bài thuốc kinh nghiệm)
Củ rẻ quạt 10 – 20g, nhai với ít hạt muối, bã đắp lên vết thương, nước nuốt dần.
Mô tả cây rẻ quạt:

– Cây thân cỏ, cao 0,5 – 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều.
– Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra như cái quạt.
– Hoa màu vàng cam, điểm những đốm tía.
– Quả hình trứng, có nhiều hạt màu xanh đen bóng, thường được trồng làm cảnh.
Ở điều kiện tự nhiên tại Việt Nam, cây chủ yếu mọc hoang và sinh sống tại khu vực trung du miền núi phía Bắc như các tỉnh Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Kạn, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An. Nhưng có thể được gieo trồng tại hầu như các nơi trên cả nước.
Những lưu ý khi sử dụng cây rẻ quạt để điều trị bệnh
Trước khi sử dụng cây rẻ quạt để điều trị bệnh, mọi người nên chú ý những điều sau:
– Không điều trị bệnh với rẻ quạt với thời gian kéo dài bởi nó sẽ khiến cơ thể người bệnh suy yếu và rối loạn tiêu hoá.
– Tránh sử dụng cây rẻ quạt khi bị đi tiêu chảy, tỳ khí hư, phụ nữ mang thai và người tạng hàn.
– Tránh nhầm lẫn cây rẻ quạt với lá hương bài, vì 2 loại cây có hình dáng rất tương đồng. Bởi vì, lá hương bài là loại gây độc tính với con người và nó chưa được phát hiện để trị bệnh.
– Cần bảo quản cây rẻ quạt ở nơi khô ráo, thoáng gió, không ẩm ướt và nhiệt độ cao.
– Trước khi sử dụng cần kiểm tra tình trạng dược liệu. Nếu dược liệu có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc và mùi bất thường thì cần loại bỏ chúng và không nên sử dụng cho dù lượng rất nhỏ.

– Đa số những bài thuốc từ loại dược liệu cây rẻ quạt thường được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Ngoài ra, các thuốc hoặc thực phẩm chức năng từ thảo dược tự nhiên nào bạn đang dùng có thể tạo nên sự tương tác không ý muốn với dược liệu này, do đó cần cẩn trọng khi dùng chúng.
Kết luận, trước khi sử dụng những bài thuốc thảo dược từ cây rẻ quạt, bạn cần có ý kiến với các bác sĩ có chuyên môn. Vì một số thảo dược, thực phẩm chức năng hay dược liệu mà bạn đang dùng có thể tạo nên các tương tác không ý muốn với rẻ quạt. Khi dùng thuốc nếu có thấy các dấu hiệu bất thường thì nên tạm thời dừng sử dụng và gọi ngay với bác sĩ.
Đăng bởi: dongyloian