Có thể nói gần như toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều có công dụng là thuốc quý và không hề gây độc.
Tên dân gian: Cây sen Còn gọi là liên, quỳ.
Tên khoa học: Nelumbo nuciera Gaertn.
Họ khoa học: Thuộc họ sen Nelumbonaceae.
Trừ hạt sen đã được giới thiệu kỹ trong cuốn “Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày”, sách này xin giới thiệu tiếp các phần còn lại.
Vậy tác dụng của cây sen là gì? và công dụng của từng bộ phận của nó như thế nào chúng ta hãy cùng xem tiếp.
Tác dụng của cây sen
Ngó sen (liên ngẫu): là phần thân rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6-12g dưới dạng sắc. Gương sen (liên phòng) là bát sen già sau khi đã lấy hết hạt rồi phơi khô, gác bếp.

Đây là bộ phận quan trọng vì dễ kiếm và dễ bảo quản khi dự trữ. Theo tài liệu cổ, liên phòng vị đắng chát, tính ấm. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Dùng để chữa bụng đau do ứ huyết, đẻ rồi nhau thai chưa ra, băng huyết, đái khó, đái ra máu. Thường đốt tồn tính. Để sống nấu nước uống thì có tác dụng chữa cao huyết áp. Ngày dùng 1 – 2 cái.
Lá sen: Công dụng tương tự như gương sen, thường được dùng 15 – 20g (khoảng 1 – 2 lá, tùy to nhỏ) sắc uống, khi quá cấp bách có thể giã vắt lấy nước cho uống sống.

Tua sen (liên tu): là phần tua nhị đực của sen bỏ “hạt gạo” đi. Ngoài tác dụng chữa băng huyết, thổ huyết, tua sen còn chữa được di mộng tinh. Ngày uống 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.

Tim sen (liên tâm): là mầm xanh trong hạt, thường bị loại bỏ khi chế biến thực phẩm. Đây là một sự lãng phí, vì tim sen cũng là một vị thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp, chữa được các chứng nóng ruột, khó ngủ, cao huyết áp. Thường dùng dưới dạng sao qua rồi hãm nước sôi uống thay trà.

2 Đơn thuốc từ lá sen chữa cảm sốt nghẹt mũi

Đơn thuốc:
Các đơn thuốc cụ thể có các bộ phận của cây sen đã được giới thiệu rải rác trong sách này và các sách trước đã xuất bản (cùng một tác giả). Ở đây chỉ xin giới thiệu thêm 2 bài:
1. Chữa cảm sốt, khát nước, khi cảm sốt, miệng khát khô
Lấy vài cái ngó sen rửa sạch giã vắt lấy 1 chén nước, chế vào 1 muỗng mật mía hoặc nước mía cho uống từng hớp một.
2. Chữa ngạt mũi kinh niên:
– Cánh hoa sen phơi khô thái nhỏ 100g.
– Bạch chỉ (mua ở tiệm thuốc Bắc, xem thêm chú thích tá dược ở cuối sách) 100g.
Hai thứ cùng giã nhỏ, quấn vào giấy mỏng như điếu thuốc lá mà hút trong vòng 10 ngày.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn tác dụng của cây sen, và các bài thuốc từ cây sen hy vọng sẽ có ích.
Website: https://dongyloian.com/