Cỏ cú dùng làm thuốc (tên thông dụng là hương phụ hay cỏ gấu) là loại mọc ở đất màu ở vùng nông thôn, hoặc nơi trồng nông sản, củ cỏ to mập chắc thơm, ruột hồng nhạt. Khi dùng phải phơi thật khô, giã với trấu (cứ 1kg hương phụ giã với 0,5kg trấu) bằng chày nhọn cho trụi hết lông.
Cây cỏ cú mọc thẳng, có thể cao khoảng 20 – 40cm. Thân cây vươn thẳng trở thành lá (gọi là hương phụ tử), màu nâu sẫm hoặc nâu đen, có các gai không có cánh; hoa màu nâu sậm; Lá nhỏ và dài không có lông; Hoa nhỏ tạo nên cánh trắng trải rộng khắp gốc cây; Quả ba góc có màu xám; củ có màu đen có rễ bao quanh.
Bạn đang đọc: Cỏ cú có tác dụng gì? Cách chế biến cỏ cú làm thuốc
Hương phụ tứ chế (cỏ cú có 4 loại ngâm tẩm riêng biệt: giấm, nước tiểu trẻ con, nước muối, rượu trắng ngâm qua đêm rồi hoà lại, làm sao sử dụng) chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như kinh nguyệt không đều, lúc đẻ đau lưng, viêm âm đạo mạn tính hoặc một số bệnh trước và sau kỳ sinh nở, chữa đau dạ dày bằng hơi và nước nóng, giúp thức ăn nhanh tiêu hoá, trị táo bón, đầy trướng đi lị và mụn nhọt. Còn sử dụng chữa té ngã chấn thương.

Cách chế biến cỏ cú làm thuốc
Trong các bài cổ phương, hương phụ là vị thuốc giữ vai trò quan trọng, nhiều khi là chủ lực, nhưng phải chế biến rất công phu, gọi là hương phụ tứ chế. Cách chế như sau:
Lấy 1kg hương phụ sống, chia làm 4 phần, mỗi phần 250g.
– Một phần tẩm với 200ml giấm. Một phần tẩm với 200ml đồng tiện (là nước tiểu trẻ em như đã nói ở phần II sách này).
– Một phần tẩm với 200ml nước muối dung dịch 15% (có 15g muối trong 100g dung dịch). – Một phần tẩm với 200ml rượu 400. Mỗi phần tẩm xong để 1 đêm, hôm sau giã giập sao khô có mùi thơm là được. Theo kinh nghiệm của từng lương y mà có những phần chỉ tẩm không sao như phần tẩm rượu hay phần tẩm đồng tiện. Tuy sách xưa qui định như thế nhưng qua thực tế thì có 2 phần quan trọng nhất là tẩm giấm và tẩm đồng tiện. Riêng với kinh nghiệm gia truyền của người viết sách này thì chỉ cần tẩm đồng tiện 1 đêm, hôm sau phơi ráo rồi sao qua, kết quả dùng vẫn tốt. Hương phụ tứ chế rất khó bảo quản, vì vậy không nên bào chế nhiều, thường chỉ nên chế biến đủ dùng trong 15 – 20 ngày và cất thật kín.
Tác dụng của cỏ cú – hương phụ

Theo Đông y, hương phụ có tác dụng điều khí, khai uất, thông kinh. Thường được dùng làm thuốc trị kinh nguyệt không đều, đau bụng do hư hàn, do uất hoặc do thực tích.
- Ngày dùng 6 – 12g.
Người âm hư huyết nhiệt không nên dùng nhiều.
Dược liệu Hương phụ tươi có công dụng trừ phong và trị đau nhức hông vú. Sao cháy đắp lên vết thương giúp cầm máu, sử dụng đối với bệnh nhân rong kinh nguyệt. Tẩm nước nóng dùng để trị bệnh ứ máu. Tẩm nước đồng tiện sao cho trúng nếu có triệu chứng gây đau. Tẩm rượu dùng cho tán đờm, trị khí độc và u bang. Tẩm mật ong dùng cho tan tích tụ, trị đàm thấp và đờm nước ứ đọng.
2 Bài thuốc từ cỏ cú

Đơn thuốc:
Bài thuốc chữa Kinh nguyệt không đều, gần kỳ kinh hay đau bụng:
Hương phụ chế tán bột ngày uống 10g với nước nóng hoặc nước ngải cứu.
Hương phụ Trị đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa:
Hương phụ 40g, riềng khô 80g.
Riềng loại chọn rễ nhỏ màu vàng nhạt. Hai thứ tán nhỏ cất vào lọ kín, mỗi lần uống 6 – 8g (trẻ em mỗi lần uống 2 – 4g) với nước chè nóng.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn tham khảo bài viết tác dụng của cỏ cú, Bài thuốc từ cỏ cú (hương phụ), Cách chế biến thuốc từ cỏ cú. Hy vọng sẽ giúp ích và nâng cao hiểu biết cho sức khỏe của bạn!
Hãy theo dõi: dongyloian.com để có những kiến thức bổ ích khác nhé.