14 Công dụng chữa bệnh của Phèn Chua và Cách phi phèn chua

Công dụng của phèn chua là gì

Trong dân gian lâu nay phèn chua được dùng chủ yếu để đánh cho trong nước, và chế biến thực phẩm.

Trong y học cổ truyền, phèn chua được gọi là bạch phàn, minh phàn. Thường được dùng làm thuốc cầm máu, chữa ho, cổ họng sưng đau, điên vì sợ hãi, đờm dãi nhiều, kiết lỵ, thổ tả, bạch đới (huyết bạc) rắn cắn, sát trùng.

Phèn chua là gì công dụng của phèn chua
Phèn chua là gì công dụng của phèn chua

Bạn đang xem: 14 Công dụng chữa bệnh của Phèn Chua và Cách phi phèn chua

Phèn chua còn có tên gọi là kali alum, là một loại muối có tinh thể lớn nhỏ không đồng nhất, không màu hay màu trắng và cũng có khi vàng hoặc khá xanh. Nó có thể tan với nước nhưng lại không tan trong dung dịch cồn vì là một loại muối sulfat đôi của kali và magiê

Phèn chua thường dùng sống nhưng cũng có khi phải dùng chín, gọi là phèn phi.

Cách phi phèn như sau:

– Đập nhỏ phèn, đốt một cái nồi gang (hoặc nhôm) cho nóng rồi đổ phèn dàn trải lên đáy nồi cho phèn sôi lên, đến khi không thấy sôi nữa thì rút lửa để nguội, cạo bỏ những phần đen vàng bám xung quanh, chỉ lấy phần trắng, đem nghiền mịn.

Cách phi phèn chua
Cách phi phèn chua

– Phèn chua là một phẩm công nghiệp có nguồn gốc khoáng vật. Xưa kia khi công nghiệp chưa phát triển, người ta cũng đã chế tạo được bằng cách luyện quặng thô sơ. Ngày y nay phần phèn chua n được điều chế từ các loại đất sét trắng. Giá trị sử dụng không thay đổi.

– Vì là khoáng chất nên ở độ quá cao, nó dễ nhiệt độ mua bị biến chất bởi thế khi phi phèn, ta không nên đun lửa mạnh quá, phèn phi được thì nhắc xuống đất ngay.

14 Công dụng của Phèn Chua

Công dụng của phèn chua là gì
Công dụng của phèn chua là gì

Đơn thuốc:

1. Chữa vết thương có mủ

Nghệ khô, phèn phi, hai thứ bằng nhau tán mịn rắc lên sau khi đã rửa sạch bằng nước phèn.

2. Tác dụng chữa Tai chảy mủ

Lấy bông thấm sạch rồi dùng phèn phi cuộn giấy thổi vào tai.

4. Giúp Cầm máu vết thương

Phèn phi tán mịn rắc lên.

5. Chữa khí hư bạch đới, viêm âm đạo

– Phèn chua: 4g

– Trầu không: 3 lá

– Nước: 0,5l

Phèn giã nhỏ, trầu rửa sạch xé nhỏ đun với nước cho sôi kỹ, để gần nguội thì cho phèn vào đánh tan. Hàng ngày rửa vào buổi tối.

Phèn chua tán nhỏ mịn
Phèn chua tán nhỏ mịn

6. Chữa Tả lỵ mới mắc

Phèn phi tán mịn uống với nước sôi để nguội, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1g.

7. Là Thuốc chữa rắn cắn

Ở những nơi nhiều rắn hoặc có việc phải đến đó, ta nên chế sẵn thuốc mang theo để phòng bị:

– Phèn chua: 20g (nửa phi, nửa sống)

– Vôi ăn trầu: 20g

– Lá trầu: 20g

– Quế tốt: 20g

– Gừng tươi: 40g

Quế và phèn tán mịn, gừng và trầu giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, trộn với vôi và bột thuốc, thêm hồ vừa dẻo làm viên, chia làm 20 viên đem phơi thật khô.

Khi bị rắn cắn, sơ cứu xong, cho uống 1 viên này, lại lấy 1 viên khác mài vào nước cho sệt mà bôi lên vết cắn. Trẻ em thì tùy tuổi mà giảm liều lượng như đãã nói ở bài trước.

8. Chữa ra mồ hôi chân tay

Cách 1: Hàng ngày dùng bột phèn phi và gạo sống, hai thứ băng nhau trộn đều, xoa lên chân tay.

Cách 2: Giảm mùi hôi chân khi mang giày cao gây đổ nhiều mồ hôi chân:

Giã hoặc nghiền phèn chua thành bột, rửa sạch sẽ chân, lau khô ráo rồi bôi thuốc trên lòng bàn chân và những kẽ ngón chân. Làm thường xuyên sẽ giúp bàn chân được thông thoáng và giảm mùi hôi.

9. Sử dụng phèn chua chữa Trúng độc bán hạ

Phèn chua, gừng tươi mỗi thứ 1 mẩu nhỏ, giã thật nhỏ, chế vào tí nước sôi nguội, khuấy kỹ lóng lấy nước cho ngậm rồi nuốt.

(Bán hạ là một vị thuốc khá phổ biến trong các thang thuốc Đông y, trông như củ môn, rất thơm ngon hấp dẫn, bã thuốc thì vỡ ra như mảnh hạt sen. Đã có nhiều người tưởng lầm ăn phải bị cay và ngứa lắm, có người tê lưỡi, nói ngọng – Vị này chỉ sắc với gừng mà uống thì được).

10. Tác dụng phèn chua chữa nước ăn chân

Cách 1: Gãi cho chảy nước, rửa sạch rồi rắc bột phèn phi lên, rất hay.

Cách 2: Đem ngâm 1 miếng phèn chua nhỏ với một ít nước cho loãng ra để rửa chân và sau đó lau sạch. Phèn chua sẽ giúp thấm mồ hôi, diệt khuẩn gây ngứa, khử trùng nên chữa nước ăn chân cực hiệu quả. Nên bàn chân thường xuyên vận động và không ngâm nước lạnh bệnh sẽ mau hết.

11. Trị hắc lào, chốc đầu:

Tỉ lệ phèn chua phi và hàn the là 4:1 cho lẫn vô nhau. Đem xay hoặc giã cho tan và hoà chung rồi cất vô lọ đóng chặt để dùng lâu dài. Khi dùng rửa kỹ vùng da có tổn thương rồi chấm nước lá trầu không vào sau đó bôi thuốc bột trên lên ngày hai lần cho đến khi hết ngứa.

12. Phèn chua giúp Khử mùi hôi nách:

Cách 1: Tắm xong bôi bột phèn phi nhào với nước chanh nguyên chất sẽ rất hiệu quả mà không bị đen nách

Cách 2: Phèn chua phi, tán nhuyễn, nghiền nát cho vô lọ đậy chặt để dùng lâu dài. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lau khô hố nách rồi dùng bột phèn chua xoa khắp hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc trên cực kỳ hiệu nghiệm vì trong phèn chua có thành phần chủ yếu là nhôm sun – fat nên khi mồ hôi từ nách chảy ra sẽ bị khử bởi chất này.

13. Hỗ trợ chữa khí hư bạch đới và viêm âm đạo:

Cách 1: Nguyên liệu: 4 gram Phèn chua, 4 lá trầu không. Lá trầu cần rửa sạch sẽ, thái nhỏ nấu với 0,5 lít nước cho thật kĩ rồi đợi gần ấm mới cho phèn đã giã nát vô quấy tan dùng khăn sạch lau nhẹ sau tắm và trước khi đi ngủ

Cách 2: Phèn chua và xà sàng tử trộn hai vị đều nhau đem tán bột nấu nước. Đem nước này rửa âm đạo vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

14. Phèn chua hỗ trợ chữa bệnh trĩ:

12 gram phèn chua, 20 gram hoè hoa, 40 gram kinh giới, 20 grm chỉ xác, 40 gram ngải cứu. Cho nước vào nồi dùng lá chuối gói lại, nấu trong vòng 10 phút rồi làm nguội và dùng xông hơi nóng vào chỗ trĩ. Khi nào dùng nước ấy ngâm rửa thì ngày hai lần. ​

Tham Khảo: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/6-cong-dung-chua-benh-cua-phen-chua

Tác giả: dongyloian

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *