Dạ dày nhím có tác dụng gì? 2 bài thuốc đông y từ dạ dày nhím

Dạ dày nhím có tác dụng gì

Nhím là loài thú gặm nhấm hay phá hoại hoa màu nên thường bị con người săn bắt. Khi bắt được nhím đem giết thịt, ai cũng nghĩ ngay đến cái dạ dày (bao tử) của nhím làm thuốc được.

Bạn đang xem: Dạ dày nhím có tác dụng gì? 2 bài thuốc đông y từ dạ dày nhím

Dạ dày nhím có tác dụng gì?

Dạ dày nhím có tác dụng gì
Dạ dày nhím có tác dụng gì

Theo cách suy luận cổ điển người ta tin dạ dày nhím (hào trư đỗ) là vị thuốc rất tốt để chữa đau bao tử cho người. Thế nhưng theo “Bản thảo cương mục”, bộ sách thuốc hoàn thiện nhất của Đông y, thì dạ dày nhím vị đắng, ngọt, tính hàn, không độc. Có tác dụng mát huyết, giải độc, khỏi đau. Chữa được các chứng lòi dom chảy máu, trĩ, lỵ ra máu, di mộng tinh.

Thường dùng 6 – 16g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hay bột.

Về các đơn thuốc cụ thể, chỉ thấy hai bài cổ phương có dạ dày nhím.

a) Chữa lòi dom chảy máu:

Dạ dày nhím (sao phồng với cát, tán bột mịn) 6g.

Hoa hòe (sao cháy) 10g sắc với 1 chén nước cho kỹ, liều trên chia làm 3 lần, uống trong ngày. Khi uống, khuấy bột vào nước.

b) Chữa cổ trướng, sưng nước, da vàng:

Dạ dày nhím đốt tồn tính tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu trắng. Ngoài hai bài cổ phương nêu trên, mới chỉ thấy có hai bài nữa có dùng đến dạ dày nhím. Đó là bởi thuốc tâm đắc của lương y Lê Công Thực ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, in trong tập san “Y học cổ truyền Thanh Hóa” (NXB Thanh Hóa, 1986).

2 Bài thuốc từ dạ dày nhím

Bài thuốc từ dạ dày nhím
Bài thuốc từ dạ dày nhím

Bài 1: Bài thuốc từ dạ dày nhím Chữa đau từ trung quản (phần giữa dạ dày) đến xương sống rồi chạy lên vai, tay chân tê buốt, ợ chua, tức ngực, khi đói đau nhiều, ăn vào đỡ đau, đại tiện táo, nước tiểu vàng, lao động mệt nhọc lại đau, ngồi yên thì đỡ đau, có người đau kéo dài 2-3 năm.

Nguyên liệu:

– Dạ dày nhím: 1 cái

– Đơn thược (sao): 40g

– Bạch truật (sao): 40g

– Thổ linh: 40g

– Đương quy: 24g

– Khổ sâm (sao): 120g

– Sài hồ: 24g

– Đan bì: 24g

– Chi tử (sao đen): 20g

– Cam thảo: 20g

– Bồ công anh (sao qua) 120g

– Chỉ xác (sao): 40g

Cách bào chế:

Dạ dày nhím để nguyên cả thức ăn, thái nhỏ, tẩm giấm thanh cho ướt rồi đem phơi khô, rang vàng.

Các vị chế biến xong phơi khô, tán bột trộn với hồ gạo tẻ làm viên to bằng hạt quả xoan, phơi kỹ bỏ lọ dùng dần. Người lớn mỗi lần uống 10 viên với nước chè (trà), ngày uống 2 lần lúc đói.

Bài 2: Bài thuốc từ dạ dày nhím Chữa đau ở rốn thúc lên trung quản, lên ngực, nôn ọe ra nước vàng và chua, ăn vào thì đau, đại tiện táo, tiểu đỏ, đau liên miên cả ngày đêm, ăn cháo nếp, bánh tráng hoặc uống thuốc muối thì đỡ.

– Dạ dày nhím: 1 cái

– Sa nhân: 24g

– Bạch truật: 40g

– Bán hạ chế 12g

– Chỉ xác (sao): 40g

– Cam thảo: 20g

– Sa sâm: 40g

– Mạch nha (sao): 20g

– Sơn tra: 40g

– Bạch linh: 40g

– Trần bì (sao): 20g

– Thần khúc 40g

Cách bào chế:

Sao tẩm bào chế như bài 1.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước cơm, uống khi đói.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn tác dụng của dạ dày nhím và các bài thuốc đông y từ dạ dày nhím, hy vọng sẽ giúp ích.

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *