Trong các bài cổ phương và tài liệu cổ, danh từ hà thủ ô được dùng chỉ vị, hà thủ ô đỏ mọc nhiều ở Trung Quốc và một số tỉnh gần biên giới Việt – Trung như Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu… Về sau có thêm vị hà thủ ô trắng cũng được dùng rất phổ biến và được các thầy thuốc ta coi như hà thủ ô đỏ về cả công dụng và cách chế biến cũng như các bàu thuốc điều trị. Một số đơn thuốc lại ghi dùng nửa hà thủ ô đỏ, nửa hà thủ ô trắng nhưng cách chế biến vẫn là một.

Hà thủ ô dây đỏ

Hà thủ ô dây đỏ

Bạn đang xem: Hà thủ ô có tác dụng gì? Cách chế biến hà thủ ô

Mô tả cây hà thủ ô

Theo những tra cứu dược liệu thì cũng có thể gọi cây Hà Thủ Ô là dạ giao đằng hay khua lình (tiếng Thái), dạ hợp, địa tinh, măn đăng tua lình (Lào – Sầm Nưa) , cẩm năng ưa (Việt) . Cách giải thích của người vùng Sầm Nưa ở Lào thì tên là Măn đăng tua lình được lấy tên theo hình dáng và nơi cây hay mọc. Măn đăng là hình củ khoai còn tua lình là con cóc. Đây là loại cây thủ có củ như hình củ khoai và mọc tại các khu vực người thường qua lại.

– Tên khoa học: Polygonum multiflorum (Thunb. ) hay Fallopia multiflora (Thunb. )

– Tên tiếng Trung: 何首乌 (He shou wu)

– Chi: Rau răm (Polugonaceae)

Hà thủ ô thuộc họ thân dây leo có thể tồn tại lâu năm. Củ mọc cuộn lấy nhau ở phía trước có màu xanh tím, phẳng và không có gai. Lá mọc đối không có cuống dài.

Lá hình trái tim nhỏ, cao 4 – 8cm và rộng 2,5 đến 5cm, đầu tròn, thân hình tim hay hình trứng, cạnh có hoặc không gợn sóng. Cả hai mép lá cùng phẳng và không có răng cưa. Lá đơn mỏng có sắc nâu sẫm bao vào gốc.

Bài thuốc từ hà thủ ô có tác dụng gì?

Tác dụng của hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô

Công dụng chung của bài thuốc từ hà thủ ô (đỏ và trắng) là làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng.

Ngày dùng 12 – 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống.

Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Công dụng của rễ (củ) hà thủ ô là gì:

Bài thuốc từ rễ củ của hà thủ ô có vị ngọt hơi đắng chát, tính ôn. Có tác dụng hỗ trị trị tỳ thận âm suy, huyết ứ gây đau đầu, choáng váng, huyết trắng, yếu lưng mỏi gối, ù tai, tóc bạc nhanh, liệt dương, tiểu đường, hội chứng lỵ mạn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch và bệnh lý tim mạch.

Liều dùng: 12-60 gram.

Không dùng thuốc đối với trường hợp đàm thấp, huyết ứ, phân lỏng.

Công dụng của thân và lá hà thủ ô:

Bài thuốc từ lá và thân cây này còn gọi là dạ giao đằng. Dạ giao đằng có vị ngọt và tính ôn. Có tác dụng dùng hỗ trợ chữa bệnh cơ thể suy nhược, mất ngủ do thiếu máu, mụn nhọt, nhức mỏi chân tay.

Liều dùng dạ giao đằng: từ 12-30 gram

Chống táo bón đại tiện ra máu

Uống hà thủ ô có tác dụng điều trị chống táo bón và đại tiện ra máu, tiêu hóa khó. Tác dụng trên là do hai hoạt chất, Anthraglucosid ức chế nhu động ruột để thúc đẩy tiêu hoá trong khi Anthraquinon trong hà thủ ô tăng cường niêm mạc ruột và giúp nhuận tràng.

Giúp giảm rụng tóc, tóc bạc sớm

Đây là một trong các bài thuốc có tác dụng điều trị tiêu biểu của hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô đỏ từ lâu đời đã thấy có tác dụng chống rụng tóc và tóc bạc sớm. Theo kinh nghiệm dân gian nếu dùng hà thủ ô khoảng 1-2 tháng sẽ giảm tỷ lệ rụng tóc đến trên 80% và giúp đen tóc cho những người bị bạc sớm. Với bệnh nhân tóc bạc nhanh nếu sử dụng 3-4 tháng có thể sẽ giảm tỷ lệ tóc bạc 20-25%.

Chống suy nhược cơ thể

Dùng thành phần là Lecithin của hà thủ ô giúp chống suy nhược, giúp tạo dịch máu và cải thiện tiêu hoá. Một số nguồn tin từ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam chỉ rõ, uống dịch Lecithin nồng độ từ 1/10000 đến 1/200000 có tác dụng làm cho tim khoẻ mạnh, nếu tim đã suy mệt mỏi nhiều tác dụng sẽ tốt lên.

Tăng hàm lượng Estrogen

Theo một vài nghiên cứu về hàm lượng Estrogen (Estrogen thực vật) được đo trong chiết từ củ hà thủ ô cho biết, các rễ của hà thủ ô có thành phần sinh học giống Estrogen trong người phụ nữ. Điều này có thể là hướng phát triển mới của sự sử dụng nguồn Estrogen tự nhiên nhằm giảm những triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh.

Để hỗ trợ gan

Những hợp chất Stilben trong hà thủ ô đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan qua việc bảo vệ gan làm giảm tác hại của oxy hoá. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ giúp cải thiện sức khoẻ gan nhờ làm tăng cường AST và GPT (2 enzyme của gan).

Hà thủ ô kháng nấm

Nước nấu từ hà thủ ô đỏ diệt khuẩn lao. Ngoài ra, chất resveratrol (thuộc họ Stilben) của hà thủ ô cũng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn.

Hà thủ ô giảm mỡ máu

Nước uống của hà thủ ô có tác dụng làm giảm mỡ máu và giảm cholesterol. Cũng nhờ Resveratrol của nhóm Stilben có tác dụng giảm nhiều chỉ số về cholesterol xấu như LDL Cholesterol – mỡ máu và triglyceride. Từ đó phòng ngừa xơ vữa động mạch và biến chứng do xơ vữa động mạch tạo ra.

Những công dụng khác của hà thủ ô

Có hà thủ ô cũng là loại dược liệu quí trị một số bệnh có nguy cơ cao:

  • Thận suy, gan hư
  • Sốt rét mạn tính
  • Thiếu máu
  • Rắt bệnh phụ nữ sau khi mãn kinh
  • Yếu lưng, liệt dương, vô sinh và hiếm muộn
  • Tiểu khô, tiểu buốt và tiểu có máu
  • Bệnh viêm kết mạc, mẩn ngứa
  • Đàn ông tinh kém không có con
  • Đau lưng, hoa mắt chóng mặt
  • Cơ lưng cứng cột sống

Cách chế biến Hà thủ ô hiệu quả:

Cách bào chế hà thủ ô
Cách bào chế hà thủ ô

Có thể chế biến theo một trong hai cách sau:

1. Đào về rửa sạch, cạo vỏ ngoài (dùng dao tre để cạo) đập bỏ lõi, ngâm nước vo gạo 1 đêm, phơi khô hoặc đem chế biến tiếp luôn: rửa sạch, đổ nước đậu đen cho ngập (100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ, dùng để chế 1kg hà thủ ô) nấu cho đến gần cạn, đảo đều, lấy ra thái mỏng phơi khô. Nếu nước trong nồi đang còn thì đem tẩm lên thuốc.

2. Ngâm nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần, cạo bỏ vỏ hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi xếp vào hông, cứ một lớp thuốc một lớp đậu, hong đến khi thử thấy hạt đậu chín nhừ là được, bỏ đậu lấy thuốc ra phơi. Nếu làm được như thế 9 lần (cửu chương cửu sái) thì tuyệt hảo! Nhưng trên thực tế, kinh nghiệm cho thấy chỉ cần làm 1 – 2 lần cũng đã tốt.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Hà Thủ Ô bảo vệ sức khỏe

Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô

Cho dù hà thủ ô có những công dụng tích cực cho cơ thể, song bạn cũng phải lưu ý một vài điều khi sử dụng nhằm không bị tác dụng ngược lại:

– Cần đến bệnh viện để có sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng hà thủ ô, và sử dụng đúng cách.

– Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có cơ địa dị ứng, hay đang trong thời gian chữa trị một căn bệnh khác.

– Người có huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp không được dùng hà thủ ô.

– Không được sử dụng hà thủ ô khi đang đại tiện mất nước hay tiêu chảy.

– Hà thủ ô có thể làm thay đổi đáng kể tác dụng chữa trị của các nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu và thuốc kháng đông….

Khi dùng Hà thủ ô thì kiêng ăn gì

  • Nếu sử dụng hà thủ ô thì không nên ăn củ cải, hành, tỏi.
  • Không được ăn cá và kiêng gừng, tỏi, tiết canh rượu nếu dùng nhiều
  • Không được dùng với người có nguy cơ ung thư hoặc bị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
  • Không được dùng với người có thai phẫu thuật
  • Không được dùng với người đang điều trị tiêu chảy, người viêm khớp và yếu cơ bắp vì rối loạn chức năng điện giải
  • Không được dùng cho người có rối loạn tiêu hoá như viêm ống đại tràng và viêm dạ dày
  • Không được dùng với trẻ em dưới 3 tuổi và người mang thai hoặc đang cho con bú.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng đã đã phần nào cùng bạn giải quyết thắc mắc hà thủ ô có tác dụng gì.

Tuy rằng hà thủ ô trắng và đỏ sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ và sắc đẹp. Nhưng muốn bảo đảm an toàn tuyệt đối về trị bệnh cũng như dinh dưỡng thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng ạ!

Đăng bởi: dongyloian

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *