Hy thiêm là tên rất xưa của cây thuốc, nghĩa gốc là cây cỏ đắng có mùi như mùi heo, do dịch nghĩa hai chữ “trư cao” trong tên gốc mà hy thiêm còn có tên là cây cứt lợn (trùng với tên một loại cây khác thuộc họ cúc).
Tên Khoa học: Sigesbeckia orientalis
Tên Trung Quốc cổ xưa: 豨簽

Trong dân gian, hy thiêm còn được gọi là cỏ đĩ, cỏ rít, chó đẻ (không phải cây chó đẻ răng cưa) nự áo rìa, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái.
Gọi là cỏ đã vì bông (hoa) giống như bông tai đàn bà hay đeo làm đồ trang sức, bông nó lại có chất dính, thường bám vào quần người ta nếu vô ý quệt vào.
Gọi là cỏ rít vì cả cây đều rít như mật, rất khó cầm.
Bạn đang xem: Hy thiêm có tác dụng gì? Bài thuốc và Cách bào chế Hy thiêm
Nếu mô tả tỉ mỉ theo các nhà thực vật học thì hy thiêm là loại cây thân mềm, cao độ 0,3 – 0,6m gặp chỗ đất tốt có thể cao tới 1m, có nhiều cành.
Lá: Lá mọc đối có cuống ngắn, hình thuôn, đầu lá nhọn, dài 4-10cm, rộng 3-6cm. Mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim.
Thân: Toàn cây có lông.
Hoa: Hoa tự hình đầu màu vàng, có 2 loại lá bắc, 5 lá bắc ngoài hình thìa (muỗng) dài 9 – 10mm, mọc tỏa ra thành hình sao, có lông dính, các lá bắc kia họp thành một tổng bao ở chung quanh đầu, cũng có lông dính, dài 5mm, trong đầu chỉ có 5 hoa hình lưỡi nhỏ phía ngoài, còn toàn là hoa hình ống.
Quả: Quả bế hình trứng 4-5 cạnh, màu đen, dài 3mm, rộng 1mm.
Tác dụng của hy thiêm
Trong y học dân tộc, hy thiêm thảo có vị chát hơi đắng, tính bình, có công dụng giải nhiệt, điều kinh, tiêu thấp, trừ viêm và lợi gân xương. Nó được sử dụng chữa phong thấp, tê bại nửa cơ thể, đau các khớp, yếu lưng mỏi gối, tán không đều, mụn lở ngứa,….

Hy thiêm vị đắng, tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụt nhọt.
Ngày dùng 12-16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống.
Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hải khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2-3cm phơi khô. Cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu và 50g mật, hong chín phơi khô rồi lại tẩm, làm được 9 lần như thế thì tuyệt hảo, nếu không có điều kiện, chỉ cần làm 2-3 lần cũng tốt.
Dựa vào cuốn Đồ kinh bản thảo ghi thì cây hy thiêm “chữa can thận phong nhiệt, tay chân lạnh, đau khắp người, thân lưng gối mỏi – làm chủ phong thấp nặng, gân xương liệt không liền “;
Cuốn Bản thảo kinh cũng ghi rằng cây hy thiêm giúp “tán phong tiêu thấp dưỡng huyết”.
Vì thế, từ xưa cây hy thiêm đã có vận dụng thành các vị thuốc trị bệnh tật.
Những phân tích của nhóm giảng viên Cao đẳng Dược thuộc trường Cao đẳng Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thì cây hy thiêm có lượng nhiều chất darutin (một dẫn xuất của axit salicylic) cùng các chất đắng daturosid, orientin. .. Những thành phần này lại có tác dụng cực mạnh đối với bệnh tim mạch, hạ huyết áp và dãn cơ.
Ở thực tế, thành phần cồn thô của cây hy thiêm đã có tác dụng kháng lại việc gia tăng axit uric máu. Viêm hoá học mang lại tác dụng trên còn gọi là những chất phenolic, trong nghiên cứu họ cũng khẳng định tác dụng của cây hy thiêm đối với chữa bệnh gout. Một nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng cồn của cây hy thiêm có thể mang lại tác dụng chống viêm cho cả viêm thường và viêm mạn tính.
Đồng thời cồn của giống cây trên cũng có tác dụng kháng đông rất mạnh. Điều này mang lại hy vọng có một chất hỗ trợ hiệu quả để chữa trị ung thư nội mạc tử cung.
Hàm lượng cao hoạt chất kirenol của rễ cây hy thiêm có tác dụng trên một số khuẩn gram dương nhất định như Staphylococcus cholermidis, Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii.
Với các nghiên cứu trên, cây hy thiêm đã có thể dùng trong chữa trị một số bệnh về khớp như bệnh gout, viêm khớp, thoái hoá đốt sống cổ, đau vai gáy và thoái hoá khớp háng. ..
Một số bài thuốc từ Hy Thiêm
Bài thuốc từ Hy Thiêm- Hy thiêm có khả năng làm giảm khản tiếng sau cảm gió: Lá và cành cây hy thiêm tươi trước khi nở hoa được giã, tán thành bột. Thêm mật vào vo thành viên lớn như bột ngô. Ngày uống 3-6 g với nước đun sôi để ấm. Uống sau bữa cơm, 15 ngày một liệu trình.
– Hy thiêm giúp trị mụn nhọt do nhiệt (không có mủ):
Hy thiêm, ngũ trảo long, tiểu kế và đại toán mỗi thứ 4g. Giã nhuyễn, cho ly rượu con (30 ml) sắc và chắt lấy nước uống. Ngoài ra, dùng hy thiêm sống 1 nắm nhỏ, làm sạch sẽ, tán nhuyễn bôi vào chỗ đau, ngày 2 lần cách 2 giờ thay băng 1 lần. Dùng liên tục 5 ngày.
– Hy thiêm làm giảm đau xương khớp, phong thấp hay lưng gối nhức mỏi:
Hy thiêm 50g, ngưu tất 20g, thổ phục linh 20g, lá lốt 10g, sấy khô tán thành bột ngày 3 lần, mỗi lần 10g. 15 ngày một liệu trình.
– Hy thiêm giúp trị cảm mạo, đau nhức đầu:
Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả làm sạch sẽ cho vào ấm đổ 550ml nước sắc với lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 5 ngày.
Có thể làm giảm cao huyết áp:
Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống mỗi ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
– Giúp cải thiện chứng Mất ngủ:
Hy thiêm 20g, hoa hoè 20g Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng hy thiêm
Muốn cây hy thiêm có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Trong quá trình sử dụng:
– Trước khi tìm hiểu và sử dụng các tác dụng của cây hy thiêm để điều trị bệnh thì người bệnh cần hỏi ý kiến của thầy thuốc;
– Thời gian loại thảo dược này có tác dụng, người bệnh cần tiếp tục sử dụng;
– Dừng ngay việc sử dụng cây hy thiêm nếu có các biểu hiện khác thường.
– Cần phối hợp cây hy thiêm với những biện pháp sau nhằm tăng cường kết quả điều trị:
Duy trì bữa ăn lành mạnh: Cung cấp đầy đủ nhóm dinh dưỡng cần thiết đối với xương khớp, bao gồm những loại rau xanh thẫm, hoa quả có múi, sữa chua và yến mạch…. Tránh những món gây cay nóng như đồ chiên xào, quá giàu đường ngọt và các thức uống có ga hay một số chất khác;
– Duy trì lịch sinh hoạt hợp lý, tạo thêm giờ nghỉ và cần chú ý tránh khuân vác đồ nặng quá sức;
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao thể lực và tăng sức mạnh các cơ xương khớp.
Cách bào chế Hy Thiêm
Theo kinh nghiệm gia truyền của cá nhân thì chế hy thiêm như sau:
Trong điều kiện lý tưởng, 1kg dược liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).
Ở Nghệ Tĩnh rất nhiều người dân nghèo không có tiền uống thuốc, chỉ nhờ uống hy thiêm thường xuyên mà khỏe mạnh không mắc bệnh tật gì. Thật đúng là cây thuốc quí trời cho!
Ở thời điểm từ tháng 4-5 mỗi năm hoặc tuỳ theo điều kiện tại các vùng, người dân sẽ thu hái cây thuốc hy thiêm khi mới có hoa rồi mang về sấy phơi trong râm hay ngoài trời nắng, sau đó buộc thành những khúc nhỏ.
Trong thời điểm này cách chế biến thảo dược hy thiêm cũng đơn giản theo cách đốt hoặc phơi thật khô với nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C. Mỗi lần cần dùng phải mang ra đi rửa sạch sẽ, sau đó ngâm nước và chặt từng khúc nhỏ.
Đối với thành phần dinh dưỡng, một số nghiên cứu gần đây nêu rõ giống cây thuốc trên thường có những thành phần như darutoside, darutigenol và alkaloid.
Lưu ý: Người âm huyết không đều không được sử dụng với vị hy thiêm.
Kết luận: Cây hy thu là một nguồn thảo dược có ích để sử dụng trong chữa trị và hỗ trợ các bệnh. Mặt khác, bài thuốc này cũng có thể làm giảm thiểu phản ứng phụ của nhiều nhóm thuốc khác. Tuy vậy cần đến bệnh viện khám sức khỏe và được chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Theo dõi: dongyloian.com để có thể tham khảo nhiều kiến thức đông y hưu ích khác