Mụn cơm – Mụn cóc phân loại và các phương pháp điều trị

Bệnh mụn cóc mụn cơm dưới lòng bàn chân

Mụn cóc – mụn cơm là loại bệnh da liễu thường gặp do virus thuộc nhóm Papova gây nên, bệnh có tính lây lan, xâm nhập cơ thể qua đường xây xát da bằng 2 cách :

– Trực tiếp: Do tiếp xúc với mụn cóc (sờ chạm phải).

– Gián tiếp: Qua đồ dùng, quần áo.

A. Phân loại Mụn cóc:

I. Mụn cóc thường: (Verrues vulgaires).

Gặp ở mọi lứa tuổi nhưng (thường ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.

Vị trí: Ở lòng bàn tay, lưng bàn tay, lưng các ngón tay, lưng bàn chân, đầu gối, khuỷu, quanh móng  tay, móng chân. Trường hợp đặc biệt ở dưới móng làm cho điều trị khó khăn.

Biểu hiện của mụn cóc thường

Sang thương cơ bản là sẩn sừng, hình tròn, kích thước  lừ 2mm – vài chục mm, màu xám, khô cứng, nhám. Trên mặt sẩn có những gai nhỏ nhọn (khó thây thường phải xem bằng kính lúp mới thấy) Sờ: mặt sẩn sù sì những gai thô và ráp.

Đặc biệt: Chung quanh không có quầng, viêm, bóp không dau, không có mủ (trừ trường hợp bệnh nhân gãi, phá mụn cóc bằng dụng cụ dơ gây nhiễm trùng).

Đó là điểm giúp chẩn đoán phân biệt với lao cóc.

Sự phát triển của mụn cóc thường triển:

Có thể biến mất tự nhiên, nhưng nếu không điều trị có thể mọc thêm những mụn mới do hiện tượng tự lây nhiễm.

II. Mụn cóc ở lòng bàn chân (Verrues plantaires).

Bệnh mụn cóc mụn cơm dưới lòng bàn chân
Bệnh mụn cóc mụn cơm dưới lòng bàn chân

 Vị trí: Ở những chỗ chịu sức nặng của cơ thể, do đó rất đau. Bệnh nhân phải đi khập khễnh, đi nhón gót, khám thấy sang thương cơ bản là sẩn sừng đường kính từ 2mm – 20mm, không nhô cao khỏi mặt da lắm, trên mặt có những gai nhỏ màu xám, khô nhám, chung quanh có viền dây sừng màu vàng trong.

III. – Mụn cóc phẳng (Verrues planes).

Sang thương cơ bản là những sẩn thượng bì phẳng, kích thước nhỏ 1mm – 5mm, hình tròn hay đa giác, bề mặt láng, da trên mặt sẩn giống màu da bình thường hay hơi vàng xám.

Những sẩn này rất nông, không gây ngứa. Số lượng rất nhiều, có khi tới hàng trăm sẩn.

Vị trí: Thường ở mặt, lưng bàn tay, thân mình, có thể phối hợp với mụn cóc thường. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.

Tiến triển: Bệnh có khi biến mất tự nhiên một cách đột ngột sau nhiều tuần, nhiều tháng hay nhiều năm, không để lại dấu vết gì, hoặc có thể tồn tại dai dẳng.

Bạn đang xem: Mụn cơm – Mụn cóc phân loại và các phương pháp điều trị

Xem thêm: Bệnh Aphtes: Loét áp tơ miệng hoặc bộ phận sinh dục

Chẩn đoán phân biệt :

1) Lichen phẳng: Sẩn phẳng, tẩm nhuận, màu hồng tím ngứa nhiều.

2) Hidradenomes (u tuyến mồ hôi): sẩn phẳng, màu da hình thường hay hơi vàng.

Vị trí: Ở mí mắt trên, mí mắt dưới của phụ nữ hay làm việc gần lửa.

IV.- Mụn cóc tiết bã (Verrues séborrhciques, Verrues planes séniles)

Là sẩn phẳng, hình bầu dục, đường kính 5-20mm, phủ một lớp mài mỡ màu xám hay nâu đen. Dưới mài tiết bã này (cạo ra được bởi Currette) là một bề mặt sần sùi.

Số lượng: Thường nhiều.

Vị trí: Ở hông, lưng, bụng, ngực. Ở người già, rất khó chẩn đoán phân biệt

với hóa sừng người già (Keratoses séniles).

B. Điều trị mụn cóc: Có nhiều phương pháp :

+ Đốt điện: Phương pháp tốt nhất, nhanh chóng, nhưng làm vết thương lâu lành.

+ Chấm Azote lỏng hay Tuyết Carbonique: Kết quả chậm, phải chấm nhiều lần.

+ Chấm Acide Trichloracétique: Kết quả tốt nhưng gây đau, phải chấm nhiều lần.

+ Đắp tinh thể thuốc tím: Cẩn thận có thể gây loét.

+ Có thể dùng Podophylline 30%.

+ Hủy bằng tia laser.

CHÚ Ý :

+ Đôi khi đốt phá mụn cóc đầu tiên, các mụn cóc về sau có thể biến mất – Điều trị mụn cóc dưới móng: phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ móng.

Chuyên mục: Bệnh ngoài da

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *