Rau thai nhi (nhau thai nhi, tử hà sa) Là một bộ phận trung gian giữa người mẹ và bào thai với các nhiệm vụ sinh lý là bảo vệ, nuôi dưỡng thai và đóng vai trò một hạch nội tiết như y học hiện đại đã phân tích. Nhưng từ xưa, ít nhất là từ đời Minh (1368-1643), sách “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, một danh y đương thời đã viết rất kỹ về rau thai nhi với tên gọi là tử hà sa.

Trong y học cổ truyền, tử hà sa được gọi là thuốc bổ khí huyết, chữa được các bệnh lao lực, gầy còm, họ nhiều, ăn ngủ kém, ra mồ hôi trộm, di tinh, hượt tinh, hư lao nóng hầm, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương, đẻ ra khó nuôi, hen suyễn, kinh giản.

Rau thai nhi có tác dụng gì tử hà sa
Rau thai nhi có tác dụng gì tử hà sa

Liều dùng tùy thuộc cách chế biến: Nếu là dạng bột thì ngày dùng 2 – 4g, nếu là ngâm rượu hay mật ong ngày dùng 20 – 30ml.

Tóm Tắt Nội Dung ẩn

Cách chế biến:

Chọn rau thai (được cả cuống càng tốt) của sản phụ khỏe mạnh, không có bệnh tật gì, rau còn nguyên bọc hồng tươi không xây xát, đựng trong điều kiện vô trùng. Không dùng những rau to không bình thường, mặt gồ ghề hoặc có mụn nhỏ trên mặt phía cuống (đề phòng lây bệnh giang mai).

Khi đã chọn được rau thai cần chế biến ngay. Không để quá 2 giờ (trời rét có thể để lâu hơn). Rau lấy ra dùng vải gạc mềm đã luộc sôi, lau khô máu và chất nhờn, tránh va chạm vào rau thai để giữ nguyên chất bổ. Sau đó rửa sạch bằng nước muối (1 lít nước pha 10g muối), bóc hết màng, cắt bỏ những ống máu đọng trên mặt rau.

– Có thể chế thuốc bằng một trong những hình thức sau:

a. Ngâm rượu:

Rau thái thành miếng nhỏ, ngâm với 1 – 1,5 lít rượu trắng loại 40 – 50°. Sau 10 – 15 ngày có thể gạn ra uống dần, khi dùng cho thêm rượu đủ độ, đường hoặc mật ong. Rượu này rót ra nên uống ngay kẻo tanh.

b. Ngâm mật ong:

– Sau khi rửa sạch bằng nước muối, rửa rau thai lần cuối bằng rượu 40°, thái nhỏ cho vào 1 – 2 lít mật ong loại tốt. Ngâm 15 – 30 ngày sẽ tan, lấy mật đó uống dần.

c. Tán bột:

Rửa kỹ như để chế mật ong, hong chín, thái nhỏ sấy khô tán bột.

Có thể xào ăn ngay hoặc ngay hoặc băm nhỏ rán (chiên) với trứng gà. Cách này có điểm bất là khó ăn hết được trong thời gian ngắn!

d) Chế tễ:

Phương thuốc có tử hà sa lâu đời và nổi tiếng vi tạo hoàn được ghi trong bộ “ nhất là hà sa đại tạo hoàn được ghi trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thế kỷ 16) rất chi tiết như sau:

“Nếu gặp người sắp chết, chỉ còn thoi thóp, dùng một vài liều cũng có thể sống thêm được một vài ngày. Sự công hiệu bổ âm của nó rất vĩ đại, trăm người dùng thời tin cả trăm. Uống nó nhiều, tai mắt sẽ sáng tỏ thêm, râu tóc đã bạc lại đen, sống lâu mạnh khỏe thật là hiệu nghiệm cướp được công của tạo hóa. Vì thế mới gọi là đại tạo hoàn hay sa đại tạo hoàn”.

  1. Hà sa (nhau sản phụ) 1 cái, ngâm nước gạo rửa sạch ép vào ngói mới sấy khô tán bột hoặc tẩm rượu đồ chín phơi khô tán bột.
  2. Quy bản 2 lạng (80g) tẩm nước tiểu trẻ em 3 ngày phơi khô, sau lại tẩm giấm thanh sấy cho vàng.
  3. Hoàng bá bỏ vỏ tẩm vào muối sao qua: 1 lạng rưỡi (60g).
  4. Đỗ trọng bỏ vỏ tẩm với sữa nướng giòn: 1 lạng rưỡi (60g).
  5. Ngưu tất bỏ cuống tẩm với rượu: 1 lạng 2 đồng (48g).
  6. Địa hoàng 2 lạng rưỡi (100g) trộn với 6 đồng cân sa nhân (24g) và 2 lạng (80g) bạch phục linh. Cho cả vào túi lụa ngâm vào hũ ào hũ rượu đem đun lên 7 lần rồi bỏ phục linh và sa nhân, chỉ lấy địa hoàng giã cho nhuyễn.
  7. Thiên môn đông 1 lạng 2 đồng cân (48g) bỏ lõi.
  8. Mạch môn đông 1 lạng 2 đồng cân (48g) bỏ lõi.
  9. Nhân sâm bỏ rễ con 1 lạng 2 đồng cân (48g).

Nếu dùng chữa bệnh vào mùa hạ thì thêm 7 đồng cân (28g) ngũ vị tử. n hình qua thuận gia n

Tất cả các vị trên tán bột luyện với cao địa hoàng, viên bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 50 viên hòa với nước muối dùng thang chiêu thuốc. Mùa đông dùng rượu để chiêu thuốc.

Nếu dùng cho phụ nữ thì bỏ quy bản, thay bằng:

  1. Đương quy 2 lạng (80g) nấu với nhũ hương luyện hồ làm thành viên.

Nếu nam giới mắc bệnh di tinh, phụ nữ mắc bệnh đới hạ (khí hư) thêm:

  1. Mẫu lệ phấn 1 lạng (40g).

Một người mắc bệnh suy yếu, dương sự không cử lên được, uống 2 tễ thuốc này thân thể khỏe hẳn lên, mấy năm sinh được 4 con trai. Một phụ nữ rất yếu đuối, uống bài thuốc này thọ tới 60 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh. Một người đàn ông sau khi ốm nặng, hết ốm bỗng dưng không ng nói được, uống bài thuốc này sức càng thêm khỏe, tiếng lại càng to. Một người đàn ông mắc bệnh “nuy” hai chân không đi được, đã tới nửa năm, sau khi uống bài này lại đi được xa không hề mệt mỏi”.

Phần giới thiệu trên đây được trích lục theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi.

Các vị thuốc trên đều có thể mua ở các hiệu thuốc Bắc, riêng quy bản là yếm rùa có thể tự kiếm, được rùa vàng tốt: Lấy yếm ngâm nước phèn (tỉ lệ phèn pha 15%) qua đêm, vớt ra ngâm nước sôi rửa sạch. Cách tẩm và phẩm chất nguyên liệu đem tẩm (đồng tiện, giấm) cũng phải bảo đảm các yêu cầu như đã nói ở phần trước mà tôi đã nói trước đó.

Xem thêm: Cách sao tẩm thuốc đông y

Chú thích:

Ngoài phương tễ trên, còn có một phương tễ khác cũng gọi là “hà sa đại tạo hoàn” nhưng đơn giản hơn, được nói tới trong “Bài giảng Đông y” của Trường đại học Y Hà Nội (1978) với nội dung như sau:

– Rau thai nhi: 1 chiếc

– Tạo giác: 40g

– Hoàng bá: 40g

– Đỗ trọng: 20g

– Ngưu tất: 60g

– Mạch môn: 60g

– Thiên môn: 60g

– Hoài sơn: 40g

– Đảng sâm: 40g

Tán bột làm viên to, mỗi ngày uống 12g.

Tác dụng: Bổ phế âm, thận âm, ích tinh, thanh hư nhiệt. Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, âm hư, di tinh.

Chú ý:

– Vì là thuốc đại bổ nên theo nguyên tắc của Đông y: Rau thai không được dùng cho những người có bệnh mà tà khí đang thịnh.

– Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, cần được nghiên cứu thêm.

[related_cat]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *