RỄ SẦU ĐÂU (Hay còn gọi là Rễ XOAN). Các bộ phận của cây này tuy có công dụng chữa bách bệnh nhưng độc tính cũng cao. Nếu dùng không hợp lý hay vượt liều lượng sẽ bị phản ứng ngược và gây nguy hại cho sức khoẻ. Cho nên, mọi người dân không tự ý trồng cây thuốc hay để ăn mỗi ngày và quan trọng là không được sử dụng một số lượng rất lớn tránh nguy hại sức khoẻ.
Tên thông thường: cây sầu đâu, sầu đông, xoan Ấn Độ
Tên tiếng Anh: neem tree
Tên khoa học: Azadirachta indica
Tác dụng của Rễ Sầu Đâu (Rễ Xoan)

Từ lâu nhân dân ta đã biết dùng rễ sầu đâu làm thuốc trị lãi đũa (giun đũa) và thu được kết quả đáng kể, nhưng do chế biến không cẩn thận và liều dùng không hợp lý nên đã gây những hậu quả xấu.
Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn thì nên chế biến rễ sầu đâu thành bột: Bóc lấy vỏ cây, vỏ rễ, cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa, sao hơi vàng cho đỡ hăng rồi tán nhỏ, chia thành từng gói 0,7 – 1g. Liều dùng tùy thuộc vào lứa tuổi.
– Trẻ nhỏ 2 tuổi ngày uống 0,2 đến 0,25g.
– Trẻ 3 tuổi trở xuống: 0,25 – 0,35g.
– Trẻ 4 tuổi trở xuống: 0,35 – 0,5g.
– Trẻ 10 tuổi xuống: 1,0 – 1,5g.
– Trẻ 15 tuổi trở xuống: 1,5 – 2g.
– Người lớn: 2 – 3g.

Uống lúc đói vào buổi sáng sớm 3 ngày liền, thường lấy chuối chín chấm bột cho dễ ăn.
Còn một hình thức sử dụng nữa là sắc đặc nhưng khó bảo quản và khó định lượng chính xác nên ít phổ biến.
Chú ý: Vỏ sầu đâu có độc nên phải rất thận trọng, người tỳ vị hư yếu và phụ nữ có thai cấm dùng. Ngoài vỏ rễ, các bộ phận khác của cây như quả, lá đều có độc tố. Lá sầu đâu nấu lấy nước tắm ghẻ lở rất tốt. Để bảo quản hạt giống được lâu, nên phơi khô lá sầu đâu lót xuống đáy thùng, đổ hạt giống vào rồi lại phủ tiếp một lớp lá lên trên, đậy kín. Nuôi gà ấp, muốn khỏi mạt thì lót lá xoan khô làm ổ cho gà.
Một số lưu ý khi sử dụng rễ sầu đâu

Tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sĩ, nếu:
– Bà bầu hay Mẹ đang cho con bú, bạn có cần sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ
– Cần cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng bất cứ vị thảo dược nào khác
– Cho bác sĩ biết những dị ứng với bất cứ thành phần nào của lá sầu đâu hoặc các vị thuốc nam khác hay các loại thảo dược khác.
– Bạn có bất cứ bệnh tật, rối loạn chức năng hay triệu chứng lâm sàng nào không
– Bạn có bất cứ dạng dị ứng nào không, bao gồm rượu, thuốc nhuộm, hoá chất công nghiệp, hoặc vật nuôi.
Cuối cùng là cần xem xét các lợi ích của việc kết hợp lá sầu đâu với nguy cơ có thể gây dị ứng trước khi sử dụng. Tham khảo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia da liễu để lựa chọn loại thảo dược phù hợp.
Tính an toàn của cây sầu đâu như thế nào?
Ở trẻ em: Dùng hạt sầu đâu hoặc dầu để uống không an toàn cho trẻ em. Các phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi dùng dầu sầu đâu.
Ở phụ nữ mang thai và cho con bú: Dầu và vỏ cây sầu đâu không an toàn khi uống trong thai kỳ vì có thể gây sẩy thai. Không có đủ thông tin việc sử dụng cây sầu đâu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Sử dụng cho phẫu thuật: Bạn nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn về tác dụng của rễ sầu đâu và một số lưu ý khi sử dụng chúng. hy vọng sẽ có ích. Nếu có gì thắc mắc hãy đễ lại bình luận dưới nhé.
Cảm ơn bạn ghé thăm website: dongyloian.com