Bộ phận dùng làm thuốc ở con rùa chủ yếu là yếm, gọi là quy bản, sắc uống, tán bột hay nấu cao uống đều tốt.
Theo Đông y, rùa còn có nhiều tên gọi nữa như kim quy, nguyên chư. Các bài thuốc từ rùa có nhiều axít amin, chất khoáng, vitamin rất cần cho cơ thể có tác dụng dinh dưỡng và chữa bệnh cao. Mai rùa được Đông y dùng làm thuốc với tên gọi quy bản.

Tác dụng của rùa theo đông y
Theo Đông y, quy bản vị mặn ngọt, tính lạnh, bổ thận, làm mạnh gân xương, thường được dùng để chữa các chứng:
Choáng đầu, hoa mắt, ù tai, lưỡi đỏ rêu ít, hồi hộp, người mệt mỏi.
– Ra mồ hôi trộm, nhức xương, ho ra máu, đau họng, miệng khô, mặt đỏ.
– Xương yếu, lưng đau gối mỏi, trẻ em chậm liền thóp do thận kém.
– Phụ nữ rong huyết, mất máu, hay thấy kinh trước, khát nước, bồn chồn không yên.
– Chữa lách to do sốt rét.
– Ngày dùng 12 – 24g.
Bạn đang xem: Rùa có tác dụng gì? Bài thuốc theo đông y và cách chế biến quy bản
Bài thuốc từ Rùa – Quy Bản
Đơn thuốc:
-
Ho lâu ngày
– Quy bản 100g sao với cát cho giòn – Đảng sâm 100g sao vàng
– Hai thứ tán nhỏ trộn đều, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.
-
Sốt rét lâu ngày
– Quy bản 200g sao với cát cho giòn
– Hùng hoàng 50g
– Hà thủ ô 200g
Ba thứ tán nhỏ trộn đều viên với mật ong to bằng hạt bắp. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15 viên.
Cách nấu cao Quy bản:
Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên nấu cao thì cứ 10kg yếm rùa (quy bản) chưa chế biến sẽ cho 1,8kg cao ở thể đặc (cắt được thành miếng). Nhưng để cắt được cao thành miếng mà không làm biến chất (theo quan điểm của nhiều nhà chuyên môn) người ta thấy nên nấu chung yếm rùa với gạc hươu theo tỉ lệ 1 quy 1 gạc hay 3 quy 1 gạc, gọi là “quy lộc nhị tiên”, giá trị sử dụng không thay đổi mà còn tăng lên.

Các bước chuẩn bị khi nấu cao gồm:
– Làm sạch nguyên liệu
– Yếm rùa ngâm vào nước phèn (150g phèn cho 1 lít nước) 1 đêm, vớt ra để ngập nước đun sôi 1 – 2 phút.
Sơ chế:
– Đem phơi hoặc sấy khô rồi đập ra từng khớp, mỗi khớp đập thành 3-4 mảnh nhỏ.
Cách Sao tẩm:
Gừng tươi giã nhỏ, pha 1 gừng 1 nước, vắt lấy nước gừng tẩm lên 1 đêm rồi sao khô.
Cách Nấu cao rùa:
Có thể dùng nồi tráng men, nồi nhôm hoặc thập bằng đất nung có độ chịu lửa cao. Trước khi nấu đặt 1 cái lồng tre vào giữa, nguyên liệu xếp xung quanh để vừa nấu vừa lấy được nước cốt ra. Đổ ngập nước trên 10cm, đun sôi suốt thời gian nấu, lửa phải đều và liên tục.

Nước nấu cao nên dùng mưa tốt hơn nước sông, nước giếng. Khi nấu thấy nổi bọt thì vớt ra. Bên cạnh lò nấu có 1 thùng nước đun sôi sẵn, nước cạn thì thêm vào cho đến bằng mức nước cũ. Sau khi dun được 24 giờ thì không thêm nước nữa.
Sau 2 giờ nữa thì bắt đầu múc nước nhất, lọc qua miếng vải đặt trên tấm phên thưa bằng tre, nước lọc hứng vào một nồi đặt trên 1 lò khác (được nồi đồng, chảo đồng càng tốt), giữ ngọn lửa đều để cô đặc. Nếu cao ít thì giữ nhiệt độ canh chừng 50 – 60°C để chờ hai nước sau nữa cùng cô. Cứ như thế lấy đến nước thứ ba.
Cô đặc cao:
Đun lửa 70 – 80°C đến khi gần đặc, rồi cô trên cát dày 5 – 10cm tùy theo lượng cao ít hay nhiều, hạ dần nhiệt độ xuống đến 40°C, quậy đánh liền tay để cao khỏi cháy. Thường chỉ cô đến độ sệt là đóng vào chai lọ sạch 40g hay 120g để tiện dùng. Nếu nấu đúng cách, có thể để lâu được tới vài ba năm trong điều kiện bảo quản tốt (chống ẩm tốt).
Nếu nấu với gạc hươu (nhị tiên giao) thì dùng khuôn xoa dầu mỡ để khỏi dính khi rót ra, để nguội xắt thành bánh đem cất thật kín.
Ngày dùng 4 – 8g hòa tan với rượu mà uống. Chú ý: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng quy bản và cao quy bản.
Bài viết này chúng tôi đã cho các bạn hiểu thêm về kiến thức đông y với bài thuốc từ rùa. Nghiêm cấm các hành động săn, bắt rùa trái phép.
Website: https://dongyloian.com/