Các loài rắn thường được dùng nhất trong Đông y là rắn hổ mang (hổ lửa, hổ đất, hổ phì), rắn cạp nong (mai gầm), rắn cạp nia (còn gọi là rắn mai gầm bạc, rắn đen trắng, rắn vòng bạc, rắn hổ khoang) và rắn ráo (hổ chuỗi).

Rượu rắn có tác dụng gì
Rượu rắn có tác dụng gì

Rượu rắn là một trong những dạng rượu thuốc theo dân gian, thịt rắn được ủ bằng cồn có nồng độ cao. Thông thường rắn được dùng ủ là rắn độc. Rượu rắn đã có vào thời kỳ cổ đại nên được xem là một vị thuốc chữa bách bệnh và hỗ trợ tráng dương theo dân gian. Nó có thể được nhìn thấy tại Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và trên toàn vùng Đông Nam Á.

Bạn đang xem: Rượu rắn có tác dụng gì? Bài thuốc đông y từ rượu rắn ngâm

Người Trung Quốc quý nhất là bộ ba rắn ráo – hổ mang – cạp nong, gọi là “tam xà”. Được đủ bộ 3 con ngâm rượu là tốt nhất. Nhưng trên thực tế thường chỉ cần 1-2 con cũng được.

Cách chế rượu rắn tốt nhất là ngâm tươi:

Cho rắn vào sống vào bình, đổ cồn hoặc rượu 40 cho ngập, ngâm trong 1 ngày đêm cho rắn chết và tiết hết chất độc ra, bỏ rượu này đi. Lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da, đổ ngập rượu 40 ngầm kín trên 100 ngày (lâu hơn càng tốt). Để bảo đảm không “mở ra uống thử” khi chưa đủ 100 ngày, có người còn chôn cả hũ rượu rắn xuống đất.

Cách làm rắn ngâm rượu
Cách làm rắn ngâm rượu

Thường chỉ ngâm 1 lần, uống hết thì thôi, nhưng cũng có khi vì để “triệt để tận dụng” người ta ngâm đi ngâm lại không biết mấy lần (!). Trong cả thời gian 100 ngày kể từ khi ngâm rắn, không nên mở ra xem vì mới đầu sẽ nghe mùi thối. Sau một thời gian mới thơm.

Trường hợp bắt được rắn mà không sẵn rượu, người ta còn ngâm khô, tuy sớm đưa vào sử dụng hơn nhưng phẩm chất sẽ kém thua ngâm tươi.

Để ngâm khô cũng phải chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ hết ruột, rửa qua bằng rượu, chặt thành từng khúc 15 – 20cm nướng cho vàng, ngâm trong 1 tháng sẽ dùng được. Muốn nhanh hơn thì sau khi nướng đem sấy khô tán bột bọc vào túi vải, ngâm chỉ 20 ngày là dùng được.

Để khử mùi tanh và tăng tác dụng chữa bệnh của rượu rắn, nên ngâm thêm một số vị thuốc theo đơn sau:

– Trần bì: 6g

– Thiên niên kiện: 12g

– Huyết giác: 10g

– Cấu tích: 16g

– Đại hồi: 6g

– Hà thủ ô: 12g

– Qué chi: 8g

(Liều lượng tương xứng với 1 con rắn, nếu là nhiều con thì theo tỉ lệ đó nhân lên).

Một số lưu ý khi ngâm rượu rắn

– Khi làm thịt không nên làm vỡ con rắn vì mật rắn ngâm cùng sẽ làm giảm bớt độ nhớt và vị tanh.

– Cần ngâm rắn với rượu gạo nguyên chất có nồng độ cồn nói như trên, không được pha lẫn cồn.

– Không được dùng rượu rắn quá nhiều, nên sử dụng với liều lượng phù hợp bởi uống bao nhiêu rượu nói chung và rượu rắn nói riêng sẽ có khả năng mắc một số bệnh lý như gan, tim, thận. ..

– Những người đang có bệnh lý như gan, tim, thận, huyết áp, phụ nữ mang bầu, mẹ đang cho con bú cũng không được dùng rượu rắn.

– Những trường hợp sức khoẻ bình thường được dùng rượu rắn tuy nhiên phải đảm bảo là nguồn rượu đã qua kiểm duyệt các thành phần ướp ủ và thời gian nấu rượu. Tránh tình trạng a dua theo tâm lí số đông, mua những chai rượu rắn nhiều tiền nhưng không có nguồn gốc rõ ràng.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ kiến thức “Rượu rắn có tác dụng gì? Bài thuốc đông y từ rượu rắn ngâm” cho các bạn tham khảo hy vọng sẽ giúp ích . Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *