Ở các chợ thuốc Bắc, thuốc Nam thường chỉ bán sinh địa, các thầy thuốc và khách hàng có nhu cầu thì mua về tự chế lấy thành thục địa để dùng.

Sẽ có người hỏi: Tại sao các hàng thuốc không chế biến sẵn thục địa đem bán? Có mấy lý do:
– Thục địa khó bảo quản hơn sinh địa và tiêu thụ chậm hơn sinh địa vì khách hàng muốn tự mình chế biến lấy cho đảm bảo kỹ thuật.
– Từ sinh địa đến thục địa phải qua một qui trình chế biến khá công phu và phức tạp, tất nhiên là phải trong nửa tốn kém nữa, nên giá thành cao, khó bán.
Bạn đang xem: Sinh địa có tác dụng gì? Cách chế biến sinh địa thục địa
Nhưng thục địa lại là vị thuốc bổ huyết, bổ thận và trị các chứng bệnh có liên quan đến huyết đến thận không gì giá trị bằng! Những thầy thuốc thiếu lương tâm cũng dùng thục địa nhưng họ chế biến rất sơ sài có khi còn pha tạp nên hiệu quả chữa trị không cao. Với các thầy thuốc chân chính thì thục địa được chế biến với mục đích phục vụ hơn là thương mại. Vậy cách chế biến sinh địa thành thục địa như thế nào?
Chế biến sinh địa, thục địa

Thực tế thì việc chế biến sinh địa cũng không cần phải “cửu chưng cửu sái” cầu kỳ như trong các sách xưa, nhà nào cũng có thể tự chế biến được theo thứ tự các bước như sau:
- Chọn củ to mập, vỏ vàng mỏng và mềm (nếu là thứ tươi) cắt ngang có màu đen nhánh, nhiều nhựa, không thối không mốc. Nếu là củ to thì mỗi kg được 16 – 30 củ, nhỏ thì 40 – 60 củ.
- Xếp sinh địa vào nồi lớn theo thứ tự lớn dưới, nhỏ trên, cứ 800g sinh địa thì nấu với 100ml rượu trắng 40°. Đun lửa mạnh đến khi sôi thì giảm lửa và giữ lửa cho được 6 – 8 giờ cạn nước thì thôi. Trong quá trình nấu cần đảo xới luôn cho đều.
Nấu xong lấy ra phơi 3 ngày sau lại nấu tiếp nhưng thêm 20g gừng giã nhỏ, vắt lấy nước, nấu như lần trước.
Làm được càng nhiều lần càng tốt, nhưng thường chỉ cần làm như thế khoảng 3 lần là đã đạt yêu cầu.

Thục địa tốt thì thịt chắc, mặt ngoài đen huyền, mềm, cầm không dính tay, thớ dai. Thục địa nấu từ củ nhỏ vụn rồi quết lại thì xé ra không có thớ và không có tiết đen, nếm ít ngọt.
Tác dụng của sinh địa, thục địa với sức khỏe

Về công dụng thì sinh địa tính mát, cầm máu, thục địa ấm và bổ huyết, bổ thận nên thường ứng dụng trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Sinh địa có tác dụng như thuốc chữa
– Trị sốt cao kéo dài, khát nước.
– Trị ho lâu ngày do yếu phổi.
– Trị các chứng xuất huyết như chảy máu cam, họ – ra máu, đại tiện ra máu.
– Trị táo bón, ít ngủ do tạng nhiệt.
– Giải độc khi có mụt nhọt, đau họng.
– An thai khi có sốt nhiễm trùng gây động thai ra huyết.
Liều dùng: Ngày uống 8-16g.
b) Dược liệu quý thục địa có tác dụng:
– Bổ thận, trị di tinh, lưng gối mềm yếu, ngủ ít, đái dầm.
– Bổ huyết điều kinh khi kinh nguyệt không đều.
– Trị hen suyễn do thận kém, ảnh hưởng đến hô
– Làm sáng mắt, tăng thị lực khi cả thận và gan đều yếu.
– Trị khát nước, đái đường.
– Giúp cho cơ thể tráng kiện.
Liều dùng: Ngày dùng 8-16g sắc uống, ngâm rượu uống hoặc ăn như ăn kẹo!
Một số bài thuốc tham khảo khác từ sinh địa

Vị thuốc sinh địa có thể dùng trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc hỗ trợ trị Lưỡi đỏ, sốt cao, thiếu nước:
Sinh địa 16 gram, hắc sâm 12 gram, Lan tiên 12 gram , 2 quả trám nghiền nhỏ, đem sắc uống;
Bài thuốc lợi tiêu hoá, ích thận, bổ huyết
Sinh địa 10kg, giã vắt lấy nước cốt đem nấu cho đặc lại. Tiếp tục, dùng 4 bát rượu cùng 4g hạt tử tô chín đem giã lấy nước cốt rồi cho vào nấu sôi.
Đun sôi 20 – 30 lần lại cho 1,5 kg cao ban long vô. Cho đến khi cao ra cạn nước mới cho nước gừng (500 g gừng tươi đem giã vắt lấy nước cốt) cùng 2 bát mật ong vô. Sau đó, lấy nước cháo, cho đầy bình, uống lúc đặc;
Bổ huyết, ích thận:
Bài thuốc cháo sinh địa với 2 bát sinh địa cát lát mỏng, nửa bát gạo tẻ, nấu bằng nồi đất cho mềm. Sau đó, cho thêm 2 bát sữa, 1 bát mật ong, nấu sôi lại và thưởng thức; Hiện nay có rất nhiều dạng viên uống cho các bạn lựa chọn
Hỗ trợ điều trị đau đầu, choáng váng, khô cổ, nhiệt miệng, lãng tai, mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau lưng mỏi gối, trẻ em còi cọc:
Sơn thù du 160 gram, Sinh địa 320 gram, củ mài 160 gram, mã đề nước 120 gram, mẫu đơn bì 120g, phục linh trắng 120 gram. Đem giã sinh địa cho nhuyễn, những vị thuốc còn lại phơi sấy rồi tán thành bột. Sau nữa, kết hợp tất cả dược liệu với nhau, thêm mật ong và làm thành viên kích cỡ bằng bột ngô. Ngày uống từ 20 – 30 viên (tương đương 8 – 12 g) , uống 2 lần/ngày cách bữa ăn khoảng 15 phút;
Bài thuốc hỗ trợ tị viêm họng, khô miệng, sốt cao:
12g sinh địa, 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 8g cam thảo. Đem cắt lát những vị thuốc trên, sấy khô và cho vào ấm sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ tới khi còn 50ml rồi dừng. Nên uống hàng ngày khi thuốc còn nóng, uống trong khoảng 3 – 5 ngày;
Giúp Điều kinh, bổ huyết:
16g sinh địa, 10g đương quy, 10g bạch thược, 5g xuyên khung. Cho tất cả vị thuốc vào ấm rồi sắc lấy nước uống 1 thang trong ngày;
Một số lưu ý khi sử dụng sinh địa, thục địa làm thuốc chữa bệnh
Chú ý: Người đang bị đầy bụng (ích bụng) thì không nên dùng. Bởi tính chất lạnh của loại thuốc có thể làm nóng bụng, tiêu chảy hay trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và đau bụng, . .. ;
– Sinh địa có tính chất lạnh, không phù hợp với người mang thai hay đang cho con bú;
– Không sử dụng sinh địa với lai phục tử nhằm tránh mắc vào những phản ứng bất lợi;
– Ngưng sử dụng ngay tức thì nếu có dấu hiệu dị ứng hay tăng mẫn cảm.
Cây sinh địa là một loại thuốc thảo dược phổ biến dùng trong các bài thuốc dân gian. Tuy vậy, bệnh nhân cũng phải tham vấn thêm các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện trước khi áp dụng những phương thuốc có thành phần là sinh địa nhằm bảo đảm dùng được đủ liều lượng và thời gian theo khuyến cáo.
Theo dõi Chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức Đông Y Bổ ích khác