Tắc kè có tác dụng gì? 2 Bài thuốc tắc kè ngâm rượu theo đông y

Tắc kè là một chi loài thằn lằn sống có danh pháp khoa học là Gekko Gecko. Nằm cùng chi họ Tắc kè. Tên của nó cũng dùng để gọi các chi và họ của loài này. Một số nghiên cứu khoa học, cơ thể loài này và phần đuôi có nhiều chất dinh dưỡng cùng 15 loại axit amin, phải nói đến gồm axit glutamin, glyxin, lysin, serin, v.v Đặc biệt, mỡ có của con tắc kè có chứa một loại axit amin có giá trị cao cho y học.

Bạn đang xem: Tắc kè có tác dụng gì? 2 Bài thuốc tắc kè ngâm rượu theo đông y

Tắc kè có tác dụng gì?

Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì
Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì

Tắc kè (cáp giới) là con vật làm thuốc được nói đến rất nhiều và rất kỹ trong các tài liệu Đông y xưa và nay. Công dụng chữa bệnh của nó tất cả đều thống nhất là:

Chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương. Chữa hen phế quản mạn tính.

Chữa ho ra máu lâu ngày.

Chữa lưng đau gối mỏi do thận kém. Những công dụng khác được nói riêng trong từng tài liệu là:

Làm thuốc bổ toàn thân, nhất là cho người già, giá trị ngang với nhân sâm, thịt dê.

– Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.

– Giải quyết những triệu chứng mà Tây y gọi là áp xe phổi.

Cách chế biến tắc kè làm thuốc theo đông y

Tắc kè có thể dùng tươi hoặc sấy khô để dùng dần. Dưới đây là 2 bài thuốc tắc kè ngâm rượu mà bạn có thể áp dụng.

Bài thuốc 1: Dùng tươi:

Cách làm tắc kè ngâm rượu tươi
Cách làm tắc kè ngâm rượu tươi

Bắt được tắc kè cố gắng giữ đừng cho đứt đuôi, nhúng vào nước nóng cho chết rồi chặt bỏ đầu tử mắt trở lên và các bàn chân, mổ bụng bỏ hết nội tạng, nướng vàng thơm, ngâm rượu 40° trong 100 ngày. Cứ 1 đôi tắc kè thì ngâm với nửa lít rượu. Nhưng vì tắc kè là vị thuốc bổ phổi, bổ thận nên người ta thường ngâm thêm với các vị thuốc có cùng tác dụng:

– Bách bộ: 12g

– Mạch môn: 12g

– Đảng sâm: 12g

– Thiên môn: 12g

– Thục địa: 12g

– Nhục thung dung: 8g

Muốn rượu thơm và dễ uống thì thêm: Trần bì 6g, đại hồi 4g, bạch chỉ 8g.

Nếu ngâm cả với thuốc thì ngâm với 1 lít rượu.

Bài thuốc 2: Dùng khô

Mổ thịt tắc kè như dùng tươi rồi lấy giấy mềm và mỏng lau sạch, sau đó tẩm rượu đem phơi hoặc sấy ở 50 – 60°C cho thật khô. Khi phơi sấy cần dùng 2 que nứa mỏng và dẹp căng thắng 2 chân trước và 2 chân lại dùng 1 que nứa xuyên qua đầu và đuôi, lấy giấy mềm cuộn đuôi lại giữ cho khỏi gãy. Phơi sây xong đem cất thật kín nơi khô mát.

Bài thuốc tắc kè khô ngâm rượu
Bài thuốc tắc kè khô ngâm rượu

Tắc kè khô nếu đem ngâm rượu (2 con trong 0,5 lít) chỉ 1 tháng là dùng được. Rượu thuốc uống bữa cơm.

  1. Có thể chế biến theo các đơn thuốc
  2. Trị ho mặt nặng, tay chân nặng

– Tắc kè khô 1 đôi, Đảng sâm 40g tán mịn cất kín ăn dần, mỗi lần ăn 4g.

  1. Giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính

– Tắc kè khô: 1 con

– Cam thảo: 16g

– Tri mẫu: 8g

– Tang bạch bì: 8g

– Hạnh nhân: 50g

– Đảng sâm: 16g

– Bối mẫu: 8g

– Phục linh: 8g

Tán nhỏ, ngày uống 8g với nước chè vào buổi tối.

Phơi khô tắc kè ngâm rượu thuốc
Phơi khô tắc kè ngâm rượu thuốc

Chú ý:

Những chú ý khi uống rượu tắc kè trị bệnh

 

Đa số những các bài thuốc từ động vật đều có 2 tác dụng, nếu đúng phương pháp thì tốt, trái lại sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Vì vậy, nếu ngâm rượu tắc kè bạn cũng phải có những chú ý nhất định:

– Không để cồn hoà lẫn với rượu vì nuôi tắc kè sẽ làm tổn thương gan và dạ dày Không dùng quá nhiều nước, với các trường hợp chữa bệnh thì chỉ cần 1 hoặc 2 cốc nhỏ mỗi lần

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng.

– Không phải thận hư hoặc không có thực tà phong hàn thì không nên dùng tắc kè.

– Sách xưa chép con đực kêu “tắc”, con cái kêu “kè”, nhưng thực tế thì một con kêu cả hai tiếng và chỉ con đực mới kêu “tắc-kè”.

– Khi dùng làm thuốc, có đủ cặp là tốt nhất, nhưng vì khó phân biệt được tắc kè đực hay tắc kè cái nên thường dùng mỗi lần 2 con.

Mong rằng các kiến thức bổ ích trên đây được cung cấp sẽ giúp bạn biết thêm về vườn tắc kè cùng kinh nghiệm làm rượu tắc kè đúng chuẩn nhất. Chúc bạn cùng gia đình mãi mạnh khoẻ!

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *