Tựa đề hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khi Trẻ bị ho sổ mũi mẹ nên làm gì? Khi còn là sơ sinh sức đề kháng của bé còn yếu, các cơ quan hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là mối đe dọa của bệnh tật, thông thường ở đây là các bệnh cảm cúm, chảy nước mũi, dịch mũi.
Ngoài ra các vấn đề nhạy cảm như nằm quạt, ngủ máy lạnh, điều hòa, ăn uống không đúng cách, hay vệ sinh rắm rửa cho trẻ nhỏ cũng có thể gây ra cho bé các chứng ho sổ mũi.

Vậy khi các điều mẹ nên làm cho bé để ngăn ngừa và điều trị giúp bé như thế nào hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm điều hòa, nằm quạt, nằm máy lạnh không
Có nên nằm điều hòa, máy lạnh không mẹ nên làm gì
– Khi nằm điều hòa không khí với chế độ quá lạnh hoặc trong thời gian quá dài sẽ khiến không khí trong phòng bạn khô, thiếu độ ẩm.
– Vì vậy cần điều chỉnh nhiệt độ, thời gian máy lạnh phù hợp khi bé nắm ngủ

– Điều đó sẽ làm trẻ bị khô mũi, khô họng, dịch mũi đông lại sẽ làm trẻ nghẹt mũi, mỏng niêm mạc mũi gây nên viêm mũi, viêm xoang, viêm họng ở trẻ và gây ho cho trẻ.
– Vì vậy mẹ không nên cho trẻ nằm điều hòa quá lâu hay bật ở nhiệt độ thấp khi bé bị ho sổ mũi.
– Bạn cũng nên tạo độ ẩm không khí trong phòng bằng máy tạo độ ẩm hoặc có hệ thống lưu thông không khí với bên ngoài.
Trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm quạt không
Vào ngày oi bức quạt không thể thiếu trong lúc sinh hoạt, nghỉ ngơi của mỗi người, và ở trẻ cũng vậy. Nhưng nằm quạt như thế nào cho đúng để cho trẻ tránh được cảm lạnh, ho sổ mũi, các bệnh liên quan đến gió máy.
– Không cho trẻ nằm quạt khi ra mồ hôi nhiều – mẹ cần lau (thấm) khô cho trẻ trước khi mở quạt.
– Khi trẻ nằm ngủ rất hay bị ra mồ hôi ở lưng, ở đầu – thỉnh thoảng mẹ lật lên và lau khô mồ hôi cho trẻ, tránh mồ hôi thấm ngược vào trong gây cảm lạnh khi bật quạt.

– Không nên chĩa thẳng quạt vào trẻ quá lâu khi ngủ, đặc biệt vào giữa đêm khi thời tiết lạnh hơn. Nếu chĩa thẳng thì hãy để xa hơn và giảm độ mạnh của quạt.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không
– Tắm rửa vệ sinh hàng ngày là điều nên làm để rửa trôi đi các bụi bẩn, mồ hôi, tăng sức đề kháng kháng và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
– Khi trẻ bị ho sổ mũi tắm cho bé cũng là một điều tốt nhưng cách tắm như thế nào cho đúng cách, để vừa tăng sức đề kháng giúp bé nhanh khỏi vừa không bị cảm lạnh hay bệnh nặng hơn.
Cách tắm cho bé khi bị ho sổ mũi an toàn
– Trước khi tắm cần vệ sinh mũi dãi cho bé bằng nước muối sinh lý và hút mũi ra. Vệ sinh mũi thường xuyên (rửa mũi 3-4 lần/ngày hoặc khi trẻ bị chảy dịch mũi)

Chuẩn bị:
– Các đồ dùng cần thiết như: dầu gội, sữa tắm, khăn tắm, khăn lau khô, quần áo thay cho bé.
– Nước sôi pha với nước lạnh sao cho nhiệt độ nước ấm còn 33-35oC
– Đặt chậu nước vào phòng kín gió và chuẩn bị tắm
Cách tắm:

– Đặt bé vào chậu, tắm nhẹ nhàng vệ sinh sạch cho bé (kẻ tai, cổ, nách, bẹn là những vị trí thoát nhiệt tốt nên cần vệ sinh sạch).
– Trẻ bị ho sổ mũi mẹ cũng nên gội đầu nhẹ nhàng (giúp sạch vi khuẩn và giảm stress cho trẻ)
– Không kỳ cọ mạnh, tránh làm trầy xước da của bé.
– Không tắm cho bé quá lâu (không quá 10 phút)
Sau khi tắm xong:
– Lau khô nhẹ nhàng cho bé
– Mặc quần áo cho trẻ
– Sử dụng các tinh dầu trị ho sổ mũi bôi cho trẻ. (ví dụ: tinh dầu trị ho sỗ mũi Lợi An).
– Nếu phòng tắm của bé ở xa phòng ngủ thì mẹ nên quấn kín thân người bé rồi cho trẻ vào trong.

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì
Khi trẻ bị ho sổ mũi các bạn nên tắm lá: Nước lá me và hành tây; Lá kinh giới; Lá tía tô; Lá Gừng; Lá trầu không; Lá ngải cứu
Cách làm: Đối với nước là me và hành tây thì chỉ cần pha với nước ấm và tắm cho trẻ. Còn đối với các lá còn lại Mẹ chỉ cần rửa sạch vò nát và hòa vào nước ấm để tắm cho con, cách tắm thì tương tự như trên.
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm nắng
– Trẻ bị sổ mũi, ho là khi sức đề kháng yếu, vì vậy cần bổ sung vitamin D tự nhiên cho trẻ bằng cách tắm nắng.
– Tuy nhiên Mẹ cần cho trẻ tắm khi trời hửng nắng ấm, ít gió (cần có cách che chắn gió khi tắm nắng). Hoặc tắm trong phòng nơi có ánh nắng (ở cửa sổ kính).

– Thời gian tắm vào lúc: 6-7 giờ sáng (mùa hè); 9-10 giờ sáng (mùa đông). Hoặc tùy vào thời điểm buổi sáng có ánh nắng ấm dịu.
Ho Sổ mũi khi nào đi khám Bác sĩ
Người chăm sóc trẻ nên cho bé đến khám bác sĩ nếu bé có ho sổ mũi kèm theo những biểu hiện sau:
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Co giật
- Lười ăn và không vận động.
- Ăn ít
- Hoặc không ăn
- Khi co giật trẻ lả dần.
- ngủ li bì do mệt mỏi
Đó là các dấu hiệu báo động tình trạng trẻ đang trong giai đoạn nguy kịch. Vì vậy bố mẹ phải nhanh chóng chuyển trẻ đi cấp cứu và không được tự dùng thuốc ở nhà.
Mẹ nên làm gì tại nhà để chăm sóc trẻ
Khi bé sổ mũi, sốt, ho,… bố mẹ cần cho con vào viện để các bác sĩ thăm khám và chỉ định toa thuốc thích hợp. Bố mẹ cũng không được tự mua thuốc chữa trị cho bé ở nhà. Nhằm có kết quả cao nhất, bố mẹ cần hướng dẫn bé dùng thuốc theo liều và đủ ngày do bác sĩ chỉ định.
Nếu gặp tình trạng trẻ bị ho sổ mũi nhẹ thì bố mẹ nên áp dụng các phương pháp đơn giản trong chữa trị sau:
Lá tía tô trị ho sổ mũi: Khi con bị ho sổ mũi, mẹ hãy hái lá tía tô tươi giã nát rồi trộn cùng cơm để trẻ ăn. Hoặc mẹ hãy dùng lá tía tô tươi rửa sạch sẽ, vắt ráo nước rồi hoà với một ít nước sôi để đưa trẻ uống. Cũng là một cách đơn giản để giảm chứng triệu chứng cảm lạnh và ho ở trẻ. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng, do lá tía tô không phù hợp với khẩu vị của trẻ nên bố mẹ có thể không thực hiện.
Lá hẹ Giúp trị ho sổ mũi ở trẻ nhỏ:
Mẹ có thể kết hợp lá hẹ với đường phèn giúp trị sổ mũi, hắt hơi và ho ở trẻ. Với một vài lá hẹ giã nhuyễn, trộn cùng 1 thìa muối rồi đem đun sôi hoặc cho vào nấu canh khi cháo chín. Tác dụng đó cho trẻ uống khi đang nóng, dùng vài lần mỗi ngày sẽ thu lại kết quả.
Sử dụng củ tỏi trị các bệnh về đường hô hấp:
Dùng vài nhánh tỏi trộn với 100ml mật ong nguyên chất. Sau đó để bé ngậm 1 thìa mật ong pha với tỏi đã trộn. Ngoài ra, mẹ nên pha riêng một hỗn hợp tỏi và mật ong cho bé dùng luân phiên hàng tuần có hiệu quả phòng ngừa và giảm triệu chứng ho nhanh chóng.
Sử dụng gừng giảm ho sổ mũi:
Gừng được làm sạch sẽ rồi cắt miếng trộn với mật ong để cho bé dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ. Ngoài ra, mẹ nên xay nhuyễn gừng rồi cho thêm nước sạch nấu nóng và hoà loãng sẽ giúp bé tắm rửa hay ngâm chân tay. Sử dụng 2 phương pháp trên sẽ mang tới kết quả cao giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khò khè sổ mũi.
Sử dụng tinh dầu trầu không điều trị ho đờm sổ mũi:
Những dưỡng chất của tinh dầu trầu không giúp chữa tắc xoang, sổ mũi, long đàm, giảm ho,…. Các mẹ có thể để bé hít tinh dầu trầu không sẽ giúp bé dễ chịu, có thể sử dụng bôi lên mũi, cổ hoặc lòng bàn tay của bé nhằm tăng cường sức đề kháng.
Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mũi họng:
Nếu phát hiện trẻ ra nước mũi màu trắng thì bố mẹ có thể nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần và sử dụng 3 đến 4 giọt ở mỗi bên mũi. Trường hợp phát hiện nước mũi của bé có màu vàng thì bạn cũng nên cho bé tới thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa mắt – mũi – họng để có hướng xử lý phù hợp hơn. Vậy Rửa mũi thế nào là đúng nhất?
– Mẹ cũng có thể pha loãng nước muối với nước sôi để nguội
– Đặt bé nằm ngửa và đầu ngả ngiêng ra ngoài sang 1 bên.
– Từ từ nhỏ nước muối ấm vào mỗi bên mũi em bé. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì dùng 2 đến 3 giọt, nhưng với trẻ lớn lên thì có thể sử dụng 4 – 5ml sau mỗi lần rửa mũi.
– Cho dung dịch nước muối sinh lý trong khoang mũi khoảng 30 giây cho nước muối làm tan loãng lớp dịch ở bên trong mũi.
– Khi dịch nhầy được làm loãng xong bố mẹ đỡ bé ngồi xuống rồi hút sạch mũi trẻ bằng nước sạch. Nếu bé quá nhỏ chưa thể tự thở bình thường được bạn sử dụng ống hút dịch mũi giúp lấy hết đàm đặc bên trong.
– Sử dụng bằng cách đặt ống hút vào để hút toàn bộ dịch mũi trẻ ra ngoài, sau đó đặt đầu hút ở bên trong hốc mũi còn lại và bàn tay còn lại giữ mũi bên phải sau đó dùng ống hút giúp lấy dịch mũi ra.
Xông mũi và nhỏ mũi cho bé cần tiến hành đều đặn ngày 4 lần như vậy đến khi các dấu hiệu viêm mũi, sổ mũi giảm dần trẻ sẽ hết thở khò khè nhanh chóng.
Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc bé bị ho sổ mũi
Khi bé bị ho sổ mũi, bố mẹ nên lưu ý việc chăm sóc nhằm hạn chế tình hình bệnh của bé trầm trọng thêm:
- Luôn làm ấm người cho bé bởi nếu không bé sẽ dễ lây nhiễm virus dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, . ..
Nên rửa miệng và cổ họng em bé với nước muối nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh, giúp đường hô hấp khoẻ mạnh hơn. - Lau chỗ ngồi, quần áo và giày dép của trẻ. Vệ sinh phòng ngủ của trẻ khô ráo và thoáng gió.
- Khi đưa trẻ đến nơi đông người như công viên, trường học, . .. hoặc di chuyển ra giữa đường phố nên mang găng tay nhằm hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn gây lây bệnh.
- Khi để trẻ chơi với một số người mắc sốt, nhiễm cúm, ho, . .. Trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh bởi nhiều người xung quanh.
Không được để trẻ vuốt ve chó, mèo, v.v Vì mùi của vật nuôi sẽ khiến trẻ bị dị ứng và ho,…. - Tránh những thực phẩm nhiều chất béo. Nhóm thức ăn nhiều vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch bao gồm có cam, bưởi, chanh, nho chín, đu đủ, dâu tây, kiwi, xoài và rau chân vịt.
- Không để trẻ dùng những thực phẩm đóng gói này, đồ ăn lạnh hay cay nóng. Không để trẻ dùng nước lạnh, sữa lạnh, hay kem….
- Nếu trẻ bị bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không nên tự mua điều trị.
- Cho con ăn uống lành mạnh.
- Hạn chế tiếp cận với khói thuốc.
Sản phẩm trị ho đờm Lợi An sổ mũi Lợi An sẽ giúp Mẹ điều này
Trẻ đang ho sổ mũi làm bố mẹ lo ngại. Nếu để tình trạng trên tiếp diễn thì trẻ sẽ bị một số bệnh về viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,… Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ khám và chữa trị dứt điểm.
Đông Y Lợi An là nơi đưa ra giải pháp cho Mẹ về các bệnh tai mũi họng cả trẻ em và người lớn được nhiều bà Mẹ tin tưởng lựa chọn. Tại đây, Mẹ sẽ được tư vấn theo tình trạng bệnh của trẻ, chuyên nghiệp, uy tín, nhiều kinh nghiệm, đã nghiên cứu sâu trong và ngoài nước. Ngoài ra sẽ được kết hợp đánh giá đúng tình trạng bệnh lý để qua đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con của bạn.
Kết luận: Trẻ bị sổ mũi Mẹ nên cho tắm nắng vì đây là nhân tố tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
Trên đây là một số điều cơ bản khi trẻ bị ho sổ mũi mẹ nên làm và không nên làm. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích được cho nhiều mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không
Xem thêm tại: Đông y gia truyền Lợi An