Trẻ khóc đêm: Nguyên nhân, mẹo chữa theo tâm linh và khoa học

Trẻ khóc đêm tâm linh - khóc dạ đề

Bạn đang có con nhỏ, con bạn thường xuyên khóc đêm mà không rõ nguyên nhân hay bạn là người muốn tìm hiểu về nguyên nhân khóc đêm ở trẻ. Vậy thì hãy xem ngay bài viết chúng tôi chia sẻ nhé!

Dưới đây là bài chia sẻ của Đông Y Lợi An về nguyên nhân, tác hại, và cách khắc phục tình trạng khóc đêm ở trẻ. Nào giờ thì bạn sẵn sàng cùng chúng tôi tìm hiểu chưa?

Bạn đang quan tâm đến: Trẻ khóc đêm

Những nguyên nhân trẻ khóc đêm

Khóc đêm là một hiện tượng sinh lý rất thường hay gặp ở trẻ em đặc biệt trẻ nhỏ. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là một hiện tượng bình thường thôi, có gì đâu mà lo. Thế nhưng các mẹ đừng chủ quan nếu tình trạng khóc đêm của con kéo dài nhé.

Nếu tình trạng khóc đêm của con cứ kéo dài mà không rõ nguyên nhân để khắc phục sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và tinh thần của con. Ảnh hưởng đến đường hô hấp, khả năng nhận thức, ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng,…

Thông thường nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm có thể nhìn ở 2 khía cạnh:

  • Nguyên nhân theo tâm linh 
  • Nguyên nhân khoa học 

Để nuôi dạy con trẻ tốt hơn thì mẹ hãy dành chút thời gian tìm hiểu rõ về từng nguyên nhân chính, gây nên tình trạng khóc đêm của con mẹ nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ: Tìm hiểu Nguyên nhân và cách trị khó ngủ cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ khóc đêm tâm linh – khóc dạ đề

Khóc dạ đề chính là hiện tượng trẻ thường hay quấy khóc nhiều giờ, giai đoạn từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi và thường khóc vào buổi tối hay buổi đêm. Theo những thống kê thì trung bình có khoảng 20% trẻ sơ sinh phải trải qua giai đoạn này.

Trẻ khóc đêm tâm linh – khóc dạ đề

Thế nhưng quan niệm của người xưa cho rằng con nít mà khóc vào khoảng 12h đêm là do yếu tố tâm linh tác động. Nguyên nhân có thể là do trẻ phải vía, gặp phải vía xấu hay năng lượng xấu do:

  • Người tiếp xúc với trẻ có người thân vừa mất hay vừa đi đám ma về.
  • Trẻ được sinh vào những giờ xấu. Theo quan niệm dân gian thì giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dần mùa hạ, giờ Tý mùa thu và giờ Mão mùa đông được cho là giờ xấu.
  • Phong thủy ngôi nhà không được tốt.
  • Mẹ bế con ra ngoài vào ban đêm, do đó trẻ bị ma chọc, quấy nhiễu và làm trẻ hay khóc vào ban đêm.
  • Trẻ gặp những người nặng vía: Trẻ đang ăn ngon ngủ ngoan nhưng khi có người lạ nặng vía bế thì trở nên lười ăn, bỏ bữa và hay khóc đêm.

Tuy nhiên đó chỉ là quan niệm của người xưa truyền tai nhau để lại, hoàn không có căn cứ và cơ sở khoa học.

Do đó mẹ không nên quá tin vào đó mà có những cách chữa trị không hợp lý sẽ ảnh hưởng sức khỏe của con.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm theo khoa học

Khi trẻ còn nhỏ, cơ thể chưa thể làm chủ được những thách thức của chu kỳ giấc ngủ thông thường. Do đó trẻ dễ bị nhạy cảm bởi các yếu tố bên ngoài tác động đến. Theo các cơ sở khoa học thì trẻ khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ khóc đêm theo cơ sở khoa học, bố mẹ cùng tìm đón xem tiếp nhé! 

Trẻ khóc do đói bụng

Dạ dày ở trẻ sơ sinh rất nhỏ chính vì thế tầm 2 – 3 tiếng mẹ phải cho bé bú một lần để trẻ không đói. Tuy vậy, nếu buổi tối bé ngủ quên thì mẹ cũng không nên đánh thức bé dậy cho bé bú, trẻ sẽ quen giấc và sẽ dậy khóc.

Trẻ khóc do đói bụng

Trong giai đoạn trẻ vừa sinh ra đến trẻ được 2 tháng tuổi, hầu hết các bé thường bú một đêm 2 lần. Khi trẻ được 2 – 4 tháng thì trẻ chỉ cần bú một cử vì lúc này trẻ ngủ nhiều hơn 7 tiếng.

Khi trẻ hơn 5 tháng thì hầu như trẻ không bú vào ban đêm nữa vì trẻ ngủ liền mạch hơn 7 tiếng.

Do cai sữa làm bé khóc

Trong suốt quá trình tập cai sữa, bé và mẹ sẽ gặp không ít khó khăn. Bởi vì bắt con từ bỏ một thói quen đã theo con từ lúc mới lọt lòng đến giờ rất khó cho con.

Vì vậy cai sữa đột ngột làm cho trẻ khóc đêm là nguyên nhân thường gặp

Trẻ khóc đêm do yếu tố môi trường

Trẻ khóc đêm do thời tiết nóng chiếm tỉ lệ rất cao, khi trẻ khóc có thể do lưng của trẻ bị hầm nóng (gây ngứa ngáy), hoặc mẹ quấn chật trẻ quá.

Ngoài ra yếu tố ánh sáng, âm thanh lạ,…từ thế giới xung quanh là những yếu có thể khiến trẻ cảm nhận được. Do đó, nếu xung quanh quá sáng hay quá ồn cũng sẽ tác động đến trẻ, làm trẻ không ngủ được và quấy khóc.

Bé chợt tỉnh dậy nhưng xung quanh tối om

Một căn phòng quá sáng sẽ làm bé rất khó ngủ, bên cạnh đó nếu một căn phòng xung quanh tối om cũng sẽ làm bé sợ khi chúng bất chợt thức giấc.

Do đó trong căn phòng của bé mẹ nên để ánh sáng vừa đủ để giúp con ngủ ngon giấc và khi bất chợt tỉnh giấc cũng sẽ không làm con sợ vì không thấy gì.

Bạn đừng lo trẻ sẽ ngủ dậy rồi sẽ tự ngủ tiếp sau vài giây.

Do tã bỉm chật hoặc ướt

Trẻ khóc do tã bỉm ướt hoặc chật

Tã bỉm chật hoặc ướt cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Một số bé thường rất hay nhạy cảm và không chịu được ẩm ướt, nên khi trẻ tè hoặc đi vệ sinh trong bỉm khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. 

Trẻ khóc do stress

Trẻ bị stress cũng là nguyên khiến trẻ hay quấy khóc. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị stress như: 

  • Trẻ hay đau bụng và đau đầu.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ hay gặp ác mộng khiến trẻ sợ và khóc.
  • Những thanh đổi về tính tình, trẻ trở nên khó tính và khó chịu hơn.

Do các bệnh lý thường gặp như

Khi hệ miễn dịch của trẻ yếu, trẻ sẽ dễ mắc một số bệnh như sau: Hay bị ốm vặt, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt,…làm trẻ khó chịu, bứt rứt trong người và đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm.

Bé bị ngứa ngoài da
Bé bị ngứa ngoài da

Đối với trẻ khóc đêm  thì những chứng bệnh ngoài da cũng là yếu tố thường gặp ở trẻ, đặc biệt là ngứa.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh như: Chàm sữa, hăm da, rôm sảy, viêm da tiết bã,…. Đôi khi bé bị muỗi đốt cũng khiến bé bật dậy và khóc.

Một số trường hợp khác trẻ khóc đêm nguyên nhân có thể là do dị ứng. Những nhân tố tác động khiến trẻ dễ bị dị ứng như: Phấn rôm, Phấn hoa, thuốc xịt côn trùng, khói thuốc,… 

Do đau bụng

Đau bụng, chướng bụng, khó tiêu,…do ăn uống là một trong những nguyên nhân hay làm trẻ hay quấy khóc. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có thể con đang gặp các vấn đề về đường ruột.

Trẻ khóc đêm do thiếu chất

Khi trẻ thiếu một số chất như vitamin, canxi sẽ làm con hay bị giật mình khi ngủ. Do đó, mẹ cần quan tâm và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cả con và mẹ nhé!

Do bệnh răng miệng – làm trẻ khóc đêm bỏ bú

Khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, cơn đau nướu sẽ làm còn ngủ không ngon giấc và thường xuyên quấy khóc. Hơn nữa, khi mọc răng con đau nướu sẽ làm bé ăn uống kém, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.

Bé giật mình khi sốt rồi khóc

Khi con bị ốm, sốt cơ thể con sẽ trở nên rất mệt mỏi và hay khó chịu. Đặc biệt buổi tối cơn sốt có thể làm bé không ngủ được và khiến trẻ khóc đêm và hay giật mình. Lúc này bố mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho con, nếu sốt cao phải đưa đến bác sĩ.

Trẻ ngủ ngày nhiều

Theo một số nghiên cứu cho hay, nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến thần kinh trẻ không được linh hoạt. Khi trẻ ngủ dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong người và khiến trẻ hay quấy khóc, khó chịu. 

Do trẻ nằm mơ giật mình khóc đêm

Ban đêm khi ngủ nếu trẻ nhỏ hay giật mình và quấy khóc dữ dội có nhiều khả năng là do bé đang căng thẳng hay vừa gặp ác mộng.

Tác hại của việc trẻ khóc đêm lâu ngày

Khóc đêm là biểu hiện tâm lý bất thường ở trẻ nhỏ. Vì vậy việc trẻ thường xuyên khóc đêm sẽ để lại những hậu quá không tốt cho sức khỏe của bé. Một số hậu quả có thể để lại khi trẻ khóc đêm quá nhiều như:

  • Ảnh hưởng đến nhận thức ở trẻ: Việc khóc đêm sẽ khiến não bộ trẻ yếu dần và dẫn đến làm suy giảm nhận thức đáng kể.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé: Điều này dễ làm cho trẻ dễ ốm và mắc những bệnh lý thường gặp như ốm, cảm, sổ mũi,…
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Việc trẻ thường xuyên khóc đêm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây ức chế và khó thở.
  • Hormone tăng sẽ giảm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mẹo chữa trẻ khóc đêm

 

Sau khi đã biết về nguyên nhân cũng như những hậu quả để lại khi tình trạng khóc đêm kéo dài rồi, giờ mẹ cũng chúng tôi xem một số mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn nhé!

Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh

Theo dân gian, để hóa giải chứng khóc đêm ở trẻ có 6 cách giải vía truyền tai nhau được áp dụng như:

  • Đốt phong long: Đây là cách để hóa giải, xua đuổi tà ma.
  • Để củ tỏi treo trước cửa sổ hoặc trên đầu giường nơi trẻ ngủ.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đi ra ngoài vào ban đêm phải đánh dấu (bôi son) hoặc mang tỏi bỏ trong người.
  • Treo nhánh của cây dâu tằm tươi trước cửa sổ hoặc cạnh giường ngủ của bé.
  • Để dao, kéo ở dưới nệm hoặc dưới chiếu của bé.
  • Đốt trái bồ kết để mùi của nó lan tỏa khắp phòng.

Tuy nhiên, các cách hóa giải trẻ khóc đêm như trên chỉ mang tính truyền miệng, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nên chỉ mang tính tham khảo.

Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa chứng khóc đêm cho trẻ mẹ có thể dùng một số nguyên liệu dễ kiếm xung quanh nhà như: Lá trà xanh, gừng tươi, lá trầu không, hạt sen, rau diếp cá, lá tía tô,..

Cách làm như sau:

  • Đối với lá trà, mẹ chỉ cần chọn những lá non và giả đặt lên rốn con sẽ giúp chữa chứng khóc đêm cho trẻ.
  • Gừng thì bố mẹ gọt vỏ, rửa sạch và thái lát nhỏ đem đi nấu nước cho trẻ, nên cho trẻ uống vài lần trong ngày.
  • Để chữa chứng khóc đêm bằng lá trầu không thì mẹ chỉ cần lấy lá trầu không đem hơ ấm rồi đắp lên rốn trẻ.
  • Hạt sen thì mẹ đem nấu nước và cho con uống khoảng 2 lần một ngày.
  • Rau diếp cá thì rửa sạch và xoay lấy nước.
  • Lá tía tô mẹ có thể xay lấy nước và hòa với nước ấm cho bé uống.

Cách chữa trẻ khóc đêm theo khoa học

Trẻ khóc đêm chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân thường xảy ra trước, có thể khắc phục tại chỗ một cách nhanh chóng.

Một số cách chữa trị bé khóc đêm theo khoa học như sau:

Khắc phục khi con bị đói

– Rất có thể bé khóc đêm là do con đói, do đó mẹ cần cho con bú đều đặn, đủ cử để bé ngủ ngon giấc.

– Bên cạnh đó việc bú sữa mẹ đều đặn cũng giúp làm tăng hệ miễn dịch, sản sinh vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật.

Mẹo khi cai sữa

Trong thời gian đầu khi mới cai sữa bé rất là khó chịu và hay quấy khóc đòi ti mẹ. Do đó mẹ phải thật kiên nhẫn đồng hành cùng con.

Để quá trình cai sữa bé trở nên thuận lợi cho cả mẹ và bé mẹ nên:

  • Cai sữa cho con từ từ không nên cai đột ngột bằng cách giảm tần suất bú cho bé.
  • Cho bé ăn dặm nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng núm ti giả

Nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc đòi bú thì mẹ cũng đừng đưa ti vào miệng bé ngay. Nên để khoảng 2-3 phút hãy cho ti vào miệng nếu bé tiếp tục khóc.

Bởi vì đó là theo thói quen đa số chúng đều tiếp ngủ sau vài giây

Xem thêm: Cách tập thói quen trước khi đi ngủ cho trẻ sơ sinh – Lợi ích của thói quen trước khi đi ngủ

Cải thiện môi trường trong phòng ngủ của bé

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng giúp bé dễ ngủ hơn. Nếu bạn mở điều hòa có khả năng làm khô không khí trong phòng, làm bé nghẹt mũi khó thở, vì vậy cần có thiết bị tạo ẩm khi bật điều hòa.

Môi trường xung quanh luôn có những tiếng ồn lạ, hãy đặt bé vào nơi yên tĩnh hơn.

Mẹ không nhất thiết phải yên tĩnh khi ở nhà, những tiếng động nhỏ của mẹ cũng sẽ giúp bé an tâm và ngủ tiếp (ví dụ: tiếng bước chân của mẹ, nói chuyện nhỏ nhẹ của bố và mẹ,…).

Khắc phục các bệnh ngứa ngoài da

– Nếu trẻ khóc đêm thì mẹ hãy thử cởi quần áo, tã bỉm và hãy quan sát có vết ngứa đỏ nào không.

– Bạn hãy thử mát xa nhẹ nhàng lưng, cổ, mặt bé, điều này làm bé dịu cơn ngứa nhanh chóng.

– Trường hợp con bạn đang bị bệnh ngoài da thì liên hệ chúng tôi để được biết rõ về tình trạng của bé hơn.

Xem thêm: Kem bôi da trị bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh

Một số mẹo cải thiện giấc ngủ vào ban đêm cho trẻ

  • Thay tã đã có dấu hiệu cần phải được thay, buổi tối trước khi ngủ mẹ.
  • Phòng ngủ của bé phải đảm bảo rộng rãi thoáng mát, ánh sáng vừa đủ cho bé ngủ.
  • Khi con đang trong giai đoạn mọc răng mẹ nên: Nấu thức ăn mềm và dễ nhai cho trẻ dễ ăn; dùng bông gạc mềm massage nướu cho bé, như vậy sẽ làm dịu cơn đau cho con; trò chuyện nhiều hơn với con để con quên đi cơn đau của mình. 
  • Khi con bị stress: Bố mẹ nên lắng nghe và quan tâm con nhiều hơn để giúp con vượt qua giai đoạn này.
  • Mát xa bụng hàng ngày cho con giúp cải thiện tiêu hóa tốt
  • Bổ sung vitamin và canxi tự nhiên cho trẻ để hoạt động trao đổi chất được diễn ra thuận lợi, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
  • Chơi với con nhiều vào ban ngày hơn để tạo thói quen cho trẻ ngủ ban đêm

Trẻ sơ sinh khóc đêm phải làm sao – Lời khuyên hữu ích

Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích dành cho bố mẹ khi có con nhỏ thường xuyên khóc đêm:

  • Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, vì khi tắm nắng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể con sản sinh ra hormone melatonin. Hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, nhờ đó sẽ giúp bé ngủ ngon vào ban đêm.
  • Khi con mới sinh, con chưa thích nghi được với môi trường nên bố mẹ hãy quấn khăn hoặc đặt gối nhỏ lên ruột của con. Làm như vậy con sẽ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn.
  • Phải đảm bảo môi trường xung quanh con thật yên tỉnh khi con đang ngủ, hạn chế tiếng ồn từ những vật xung quanh và nên nói chuyện nhỏ nhẹ.
  • Tắm cho con vào buổi chiều tối vì sau khi tắm nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống nhờ đó mà bé sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẽ rất là chi tiết về nguyên nhân, hậu quả và một số mẹo để trẻ khóc đêm ngủ ngon hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp quá trình nuôi dạy con trẻ cho bố mẹ đỡ thuận lợi hơn. Cảm ơn bố mẹ đã quan tâm bài viết.

Chuyên mục: Ăn ngủ ngon

Website: https://dongyloian.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *