Chàm sữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, bệnh thường đi kèm với những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, mụn nước, bong bóng bên ngoài da. Dưới đây là một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà được Đông Y Lợi An chia sẻ đến những cha mẹ.
7 Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà
Chàm sữa là bệnh ngoài da thường không gây hại cho bé. Tuy nhiên, nếu bệnh cứ tiếp diễn lâu dài thì có thể dẫn đến chàm thể trạng. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con mẹ hãy cùng tìm hiểu các cách trị chàm sữa cho bé tại nhà ở bên dưới nhé!
Xem thêm: Bé bị chàm sữa, các dấu hiệu thường gặp, kem trị chàm sữa và cách phòng ngừa
1. Kiểm soát các yếu tố nguyên nhân gây bệnh chàm sữa trong nhà bạn
Chàm sữa ở trẻ là căn bệnh không lây lan. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất dễ tái phát lại nên mẹ không nên chủ quan khi con đã hết bệnh. Để hạn chế được tình trạng chàm sữa ở trẻ mẹ nên giúp con loại bỏ những yếu tố gây kích ứng da cho con.

Những yếu tố gây kích ứng da thường là những tác nhân tác động trực tiếp lên da của trẻ như:
- Những loại sữa tắm, sữa dưỡng thể mẹ dùng cho trẻ.
- Một số tác nhân gây dị ứng như: Nấm mốc, vi khuẩn, khói bụi, khói thuốc lá, lông chó, lông mèo,…
- Sử dụng quần áo vải thô, cứng, không thấm mồ hôi.
- Môi trường xung quanh không thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo.
- Mồ hôi, nước bọt của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần kiểm tra lại và cho trẻ sử dụng những loại sữa tắm, sữa dưỡng thể không gây kích ứng da cho con. Khi lựa chọn quần áo cũng nên mua những loại quần áo mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
2. Kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm trên vùng da của trẻ
Đây là một trong những điều cần phải khắc phục để vết chàm trên da trẻ không lây lan thêm. Dù là con bị chàm với nguyên nhân gì thì những yếu tố tác động làm chàm sữa ở trẻ lâu khỏi là do nhiễm khuẩn vùng da bị chàm.

Chàm xuất hiện khi trẻ còn nhỏ, việc dùng thuốc để điều trị mẹ phải cân nhắc cẩn thận. Nên chọn những loại không gây kích ứng da và phù hợp với làn da trẻ sơ sinh. Việc quá làm dụng kháng sinh dễ gây ra tác dụng phụ và có nguy cơ gây kháng thuốc về sau.
Ngoài ra, mẹ cũng chú ý thường xuyên vệ sinh vùng da chàm của trẻ bằng nước ấm để vết thương không bị nhiễm khuẩn. Nên vệ sinh tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để trẻ hạn chế làm tác động lên vết thương làm vết thương bong tróc, nhiễm khuẩn.
3. Dưỡng ẩm chăm sóc da tại nhà
Cách trị chàm sữa cho bé tại nhà bằng dưỡng ẩm. Mục đích của việc dưỡng ẩm da là giúp cho vết chàm của bé giảm khô và nứt nẻ. Tạo ra làn da mịn màng, khỏe mạnh giúp bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Những sản phẩm dùng để dưỡng ẩm cho bé có thể ở dạng kem, dầu dừa hoặc thuốc mỡ. Tùy vào từng mức độ khác nhau của vết nứt, mẹ có thể chọn sản phẩm phù hợp cho con. Theo một số nghiên cứu, kem dưỡng ẩm dạng kem đặc sẽ có công dụng tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: 16 Cách trị chàm sữa theo dân gian bằng lá cây thảo dược
4. Kiểm soát ngứa phát ban cho bé bị chàm sữa tại nhà
Khi kiểm soát ngứa, phát ban cho bé bị chàm sữa sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. Các vết chàm ở trẻ thường làm cho con cảm thấy ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ không được cho trẻ gãi vết chàm để tránh tình trạng chàm trở nặng.

Ngoài ra, khi trẻ trên 2 tuổi thì bố mẹ cũng có thể dùng thuốc kháng sinh để giúp vết chàm giảm ngứa và phát ban. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải có chỉ dẫn và sự đồng ý của bác sĩ.
5. Tắm bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm
Một trong những cách trị chàm sữa tại nhà cho trẻ hiệu quả là mẹ nên tắm bằng nước ấm cho con hoặc ngày. Thời gian tắm không nên kéo dài, chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm để lau khô người con.

Sau đó, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm an toàn với da của trẻ sơ sinh. Thoa đều lên cơ thể con, đó là biện pháp giúp bé nhà mình giảm chàm hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm cho bé :
- Không nên dùng nước quá nóng để tắm cho bé, chỉ nên dùng nước ấm từ 35 – 37 độ C.
- Chỉ nên sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ cho da trẻ, không nên dùng những loại có quá nhiều chất tẩy rửa.
- Thường xuyên quan sát sự thay đổi của mức độ vết chàm trên da để kịp theo dõi mức độ của bệnh.
- Vệ sinh vùng da bị chàm của con, mẹ nên dùng khăn mềm và lau nhẹ nhàng. Không để da trẻ trong trạng thái ẩm ướt, như vậy các vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tấn công.
6. Phương pháp quấn ướt tại nhà
Trường hợp bệnh chàm của con trở nặng, mẹ có thể áp dụng phương pháp quấn ướt. Để giúp giữ ẩm cho vết chàm sữa ở trẻ hiệu quả hơn. Phương pháp quấn ướt tại nhà được tiến hành theo 4 bước sau:
- Bước 1: Dùng nước ấm để tắm cho trẻ, dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng.
- Bước 2: Thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ lên cơ thể con.
- Bước 3: Dùng 1 miếng bông gòn hoặc miếng gạc thấm nước ấm và đắp lên trên vết chàm.
- Bước 4: Quấn một lớp băng/ gạc mỏng khô ở ngoài và giữ cố định trong 3-8 giờ.
7. Sử dụng kem trị chàm sữa Lợi An
Ngoài những cách trị lác sữa tại nhà ở trên ra thì mẹ có thể tham khảo kem trị sữa Lợi An. Đây là loại kem được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn cho mọi loại da nhạy cảm.
Kem bôi da thảo dược Lợi An chuyên đặc trị các bệnh về da như chàm, mụn sữa, viêm da cơ địa, vảy nến, bị hăm,…Sản phẩm đang rất được nhiều phụ huynh tin dùng cho con và để lại rất nhiều đánh giá 5 sao cũng như những phản hồi rất hài lòng.
Xem thêm: Kem trị chàm sữa Lợi An
Cách dùng kem bôi da Lợi An cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch vết chàm của bé và tay của mẹ. Sau đó, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da bé kết hợp massage nhẹ nhàng, Sử dụng 2-3 lần/ngày.
Lưu ý khi chữa bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trị chàm sữa cho bé tại nhà, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không tự ý chẩn đoán bệnh và dùng thuốc kháng sinh cho con.
- Nên sử dụng quần áo bằng vải len cotton, vải thấm mồ hôi tốt để làm giảm kích ứng da cho trẻ.
- Khi trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ cần hạn chế cho con dùng những thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng,…Bên cạnh đó, nếu bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cũng hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng, đồ cay nóng.
- Khi con có dấu hiệu không đỡ sau khi đã áp dụng những cách trên thì nên đưa đi khám. Cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để có cách chữa trị an toàn nhất.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà. Hy vọng với những cách trên sẽ giúp cho bố mẹ an tâm và đỡ lo hơn khi con mình bị chàm sữa. Mọi thông tin cần tư vấn thêm về sản vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi tại đây.
Chuyên mục: Chàm sữa
Nguồn: https://dongyloian.com/