Khi mới chào đời, bé chưa thích nghi kịp với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, vì thế trẻ sơ sinh khó ngủ và con thường hay quấy khóc. Tuy nhiên, nếu tình trạng con khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của con.

Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ và cách chữa trị như thế nào? Mời mẹ cùng xem những chia sẻ của Đông Y Lợi ngay bên dưới nhé!

Bạn đang tìm hiểu: Trẻ sơ sinh khó ngủ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ là do đâu – Nguyên nhân thường gặp

Theo thống kê, trung bình 1 em bé sơ sinh ngủ tầm 18 – 20 giờ/ ngày và trẻ chứ thức dậy khi bú. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, khi bé ngủ sẽ giúp các tế bào phát triển nhanh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ là do đâu
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ là do đâu

Các tế bào não phát triển mạnh mẽ chiếm đến 80% ở 30 ngày đầu ở trẻ. Do đó ở những giai đoạn đầu đời của con mẹ phải giữ để giấc ngủ của con được diễn ra thuận lợi. Nếu trẻ bị khó ngủ, hay khóc đêm thì ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của não bộ.

Vậy nếu bé nhà mẹ nhở hay khóc đêm, khó ngủ thì phải làm sao? Lúc này mẹ hãy bình tĩnh và đi tìm hiểu nguyên dân trước nhé!

Thông thường, trẻ khó ngủ về đêm là do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến. Một số nguyên nhân như yếu tố ngoại cảnh, bé đói, tã lót ướt, thiếu vitamin,…là những nguyên nhân chính tác động tới giấc ngủ của con.

Xem thêm: Trẻ khóc đêm: Nguyên nhân, mẹo chữa theo tâm linh và khoa học

Dưới đây là một số nguyên nhân được chia sẻ rất chi tiết về tình trạng khó ngủ của trẻ. Mẹ xem tiếp phần dưới nha.

Do nhiệt độ, môi trường

Trẻ khó ngủ hay trằn trọc

Nhiệt độ căn phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ hay trằn trọc. Bên cạnh đó môi trường xung quanh quá ồn hay ánh sáng trong phòng không hợp lý cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Trẻ đói đòi bú liên tục

Trẻ sơ sinh khó ngủ, đòi bú liên tục là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Trẻ còn nhỏ vì thế dạ dày của trẻ rất nhỏ, vì thế trẻ sẽ rất nhanh đói. Thông thường 2 -3 tiếng mẹ nên cho bé bú một lần để con không bị đói và có giấc ngủ ngon.

Do tã lót

Tã lót chất lượng kém, thấm hút kém hoặc do quá chật cũng sẽ làm trẻ khó ngủ. Một số nguyên nhân về tã lót nữa là do mẹ tái sử dụng chúng hoặc không thay tã lót trước khi đi ngủ cho con, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu hoặc hăm tã gây cho trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Do quần áo chật hoặc nằm phải vật cứng

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất non và rất hay nhạy cảm. Do đó, khi mẹ mặc quần áo quá chật hay khi trẻ nằm phải vật cứng sẽ khiến trẻ em trằn trọc khó ngủ.

Quần áo chật hoặc nằm phải vật cứng

Đó là một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm thường gặp nhất. Ngoài ra, trẻ em khó ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm là do bệnh lý.

Trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thường gặp ra, hiện tượng trẻ thường hay khóc vào ban đêm có thể là do một số bệnh lý gây nên. Điều đó làm trẻ khó chịu, bứt rứt trong người và ngủ không ngon giấc.

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có thể là thủ phạm khiến trẻ khó ngủ và hay vặn mình. Mẹ có muốn biết thủ phạm đó là do đâu không? Các mẹ hãy cùng đón đọc tiếp để tìm hiểu thủ phạm nhé!

Trẻ mọc răng khó ngủ

Trẻ mọc răng khó ngủ

Khi con đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mọc răng, con sẽ có một số dấu hiệu như sau: Chảy nước dãi, cắn và hay quấy khóc. Cơn đau do sưng, viêm nướu khi mọc răng cũng có thể đánh thức và làm trẻ khó ngủ vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều khó ngủ do đầy bụng

Xì hơi là hiện tượng xảy ra khá bình thường sau khi bú ở trẻ. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng nếu trẻ xì hơi hơn 10 lần/ngày, kèm theo mùi lạ khó chịu rất có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Ở những giai đoạn đầu đời của bé, hệ tiêu hóa của con chưa được phát triển hoàn thiện nên bé rất hay bị đầy bụng, khó tiêu,… khiến trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó bố mẹ nên nhanh chóng tìm cách chữa trị phù hợp và kịp thời.

Trẻ khó ngủ do thiếu canxi

Trẻ khó ngủ về đêm thiếu chất gì? Một số chất cần thiết như canxi, kẽm,…khi cơ thể trẻ bị thiếu thì sẽ khiến cho giấc ngủ của con hay chập chờn và ngủ không ngon giấc. Một số triệu chứng cho thấy con thiếu canxi như:

– Rụng tóc nhiều ra khăn, áo quần.
– Trẻ khó ngủ ra mồ hôi trộm.
– Thường xuyên quấy khóc về đêm.

Trẻ ngạt mũi khó ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Sổ mũi, nghẹt mũi, đờm trong cổ họng là những nguyên nhân khiến trẻ khó thở – khó ngủ. Đây là tác nhân gây tắc nghẽn đường khí thở làm trẻ khóc.

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở cũng có thể là nguyên nhân chính gây khó ngủ ở trẻ. Nguyên nhân ngạt mũi có thể do con đang gặp vấn đề về đường hô hấp.

Có thể bạn quan tâm: Tinh dầu Lợi An giúp long đờm trị ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin gì? Vitamin là những dưỡng chất thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:

Vitamin D: Khi thiếu vitamin D trẻ thường ngủ không sâu giấc, hay giật mình, chậm mọc răng,…

Vitamin B12: Khi thiếu vitamin này sẽ làm trẻ mắc một số bệnh như bị tiêu chảy, viêm kết mạng, lười ăn, chậm phát triển. Khi thiếu vitamin B12 trẻ thường khó ngủ, dễ bị táo bón, kém ăn, phản ứng chậm,…

Vitamin C: Đây là vitamin quan trọng trong việc tao ra collagen giúp nâng đỡ mạch máu, xương, sụn và vùng mô dưới da. Thiếu vitamin C khiến trẻ sún răng, người mệt mỏi, hay chảy máu mũi,…

Trẻ bị ngứa khó ngủ

Trẻ em thường rất nhạy cảm, khi bị kích ứng làm trẻ sẽ cảm thấy ngứa trẻ rất khó chịu, quấy khóc và không ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bé bị chàm sữa ngứa khó ngủ

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị ngứa da khó ngủ có thể là do các dạng viêm da như:

– Trẻ bị bệnh ngoài da (chàm sữa, viêm da tiết bã, ghẻ, rôm sảy,…)
– Trẻ bị dị ứng với vải lông, phấn rôm, sữa tắm.
– Dị ứng do thời tiết.
– Dị ứng khói thuốc.
– Ngứa do nổi mề đay, zona, ghẻ…

Xem thêm: Kem bôi da cho bé bị viêm da

Trẻ sơ sinh khó ngủ do thiếu chất

Trẻ sơ sinh khó ngủ do thiếu chất gì? Tình trạng trẻ nhỏ thiếu một số chất cần thiết cho sự phát triển của con là nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con như:

– Vitamin D: Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thụ canxi và khiến trẻ trằn trọc khó ngủ về đêm.
– Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đến quá trình phát triển xương khớp ở trẻ.
– Magie: Đây là nguyên tố giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện và phát triển của não bộ, tim mạch.
– Protein: Đây là dưỡng chất không thể thiếu giúp hình thành nên các tế bào.

Ngoài ra một số dưỡng chất khác như sắt, kẽm, vitamin,…cũng có vai trò rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Cách trị khó ngủ cho trẻ sơ sinh.

Vậy là mẹ đã vừa tìm hiểu xong về nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ rồi. Giờ mẹ hãy cùng chúng tôi đi tìm giải pháp cho từng nguyên nhân trên nhé!

Cách trị khó ngủ cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là số giải pháp giúp bé có giấc ngủ ngon hơn. Mẹ hãy dành một chút thời gian của mình cùng Đông Y Lợi An tìm hiểu nha.

Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm và chiều tối giúp bé ngủ ngon hơn

Trẻ khó ngủ là thiếu vitamin D: Theo các chuyên gia cho rằng bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời rất tốt cho bé, giúp bé cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp con ngủ ngon và giấc hơn.

Bên cạnh đó, mẹ hãy tắm cho con vào buổi chiều để giúp con ngủ ngon giấc, vì khi tắm nhiệt độ cơ thể con sẽ giảm và làm con dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Để cho bé môi trường ngủ thật thoải mái

Để cho con có giấc ngủ ngon, sâu giấc thì môi trường xung quay bé cần phải yên tĩnh, tránh những tiếng động lớn. Mẹ phải luôn đảm bảo phòng của bé luôn thông thoáng và ánh sáng vừa đủ. Môi trường xung quanh thật thoải mái sẽ giúp con có giấc ngủ ngon hơn.

Vỗ ợ hơi để bé không bị đầy bụng khóc không chịu ngủ

Trẻ khó ngủ phải làm sao? Trong những giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của con chưa được phát triển hoàn toàn, vì thế nên bé hay bị đầy hơi và khó tiêu. Để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn mẹ hãy giúp bé xì hơi ra ngoài bằng 2 cách sau:

– Cách 1: Mát xa nhẹ nhàng vùng bụng của con cùng chiều kim đồng hồ.
– Cách 2: Giúp bé thực hiện động tác như đang đạp xe đạp, để giúp kích thích nhu động ruột, dễ xì hơi hơn.

Tập thói quen thời gian cho bé ngủ ngày và đêm

Thông thường trong những giai đoạn đầu sau khi con chào đời, bé không phân biệt ngày đêm và bé thường hay ngủ nhiều vào ban ngày, ban đêm trẻ khó đi vào giấc ngủ. Do đó, khi con được tầm 2 tháng tuổi mẹ hãy tập cho con cách phân biệt được ngày và đêm.

Để giúp con phân biệt được ngày đêm thì ban ngày khi cho con bú mẹ phải đảm bảo mọi không gian trong phòng con phải sáng. Còn ban đêm thì khi trẻ dậy bú mẹ chỉ để ánh sáng nhẹ, không bật đèn.

Có thể bạn quan tâm: 17 Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm sâu giấc và Một số lưu ý

Mặc tã bỉm thông thoáng

Khi lựa chọn tã bỉm cho con, mẹ nên chọn loại nào phù hợp với kích cỡ của con để tránh tình trạng tã chật khiến con khó chịu và quấy khóc.

Quấn nhộng chũn cho bé sơ sinh khi ngủ (không quấn quá chật)

Tại sao trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ? Khi mới chào đời, trẻ chưa thích nghi kịp với môi trường rộng lớn ở ngoài bụng mẹ nên đôi khi trẻ hay giật mình. Để khắc phục vấn đề này mẹ có thể quấn khăn, mặc nhộng chũn hoặc đặt chèn 2 gối nhỏ 2 bên cho con.

Như vậy sẽ cho con cảm giác an toàn như trong bụng mẹ sẽ thích nghi từ từ và ngủ ngon giấc hơn.

Bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé

Trong trường hợp trẻ khó đi vào giấc ngủ khi cơ thể bé thiếu dưỡng chất thì mẹ hãy bổ sung những vitamin, dưỡng chất cần thiết cho mẹ để giúp con ti được nhiều dưỡng chất hơn. Nếu con đã trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ hãy bổ sung dưỡng chất vào những bữa ăn dặm của con nhé!

Khắc phục các bệnh ngoài da gây ngứa, khó chịu cho con

– Khi con có dấu hiệu bị dị ứng, ngứa ngáy làm trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc thì mẹ phải:

– Kiểm tra lại những thực phẩm, sữa tắm, dưỡng da,… của con có đảm bảo không, nếu có dấu hiệu bất thường phải loại bỏ và ngưng dùng. Bên cạnh đó mẹ nên luôn giữ ấm cơ thể cho bé như vậy tình trạng ngứa ngáy sẽ sớm cải thiện.

– Khi trẻ ngứa và kèm theo một số triệu chứng như nổi mụn, đau rát,…rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ngoài da. Do đó, mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Sữa tắm Lợi An thảo dược tốt nhất cho bé bị viêm da

Hậu quả khi trẻ sơ sinh khó ngủ lâu ngày

Hậu quả khi trẻ sơ sinh khó ngủ lâu ngày

Trong giai đoạn 3 tháng đầu đời con cần ngủ đủ từ 18 – 20 giờ/ ngày. Vì khi ngủ là thời gian tốt nhất để giúp bé hình thành trí não tốt hơn. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt từ khi sinh ra tới khi con 3 tháng tuổi các tế bào não phát triển nhanh, chiếm đến 80%.

Do đó, nếu trẻ bị khó ngủ cứ kéo dài và không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ về sau.

– Khiến trẻ luôn trong trạng thái uể oải và thiếu năng lượng.

– Trẻ thường hay lơ đãng, không tập trung và biến ăn.

– Mất khả năng tập trung, ghi nhớ kém và phản ứng chậm.

– Chậm tăng cân có khả năng bị suy dinh dưỡng, còi xương.

Những điều bố mẹ không nên làm khi trẻ khó ngủ

Khi trẻ khó đi vào giấc ngủ, để giúp con có ngủ ngon giấc, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Mẹ hạn chế cho bé ăn hoặc bú quá no trước khi ngủ.

– Hạn chế cho trẻ vận động quá nhiều trước khi đi ngủ, não bộ quá phấn khích khó ngủ

– Không nên lạm dụng vào võng, nôi điện để cho con ngủ vì sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.

– Khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, ba mẹ không nên tự tiện cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc gì. Đặc biệt là thuốc kích thích thần kinh và thuốc ngủ.

Như vậy là mẹ đã tìm hiểu xong các nguyên nhân, hậu quả cũng như cách điều trị trẻ khó ngủ rồi. Chúng tôi hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên sẻ hữu ích với các mẹ. Chúc các mẹ áp dụng tốt và nuôi dạy con trẻ thành công.

Chuyên mục: Giúp trẻ ăn ngủ ngon

Website: https://dongyloian.com/

[related_cat]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *