Khi trẻ bị còi xương thì cho mẹ thường làm gì để giúp bé thoát khỏi sự chậm phát triển đeo bám. Hội chứng còi xương suy dinh dưỡng này là căn bệnh khiến nhiều bố mẹ lo lắng mặc cảm vì con của họ nhỏ bé hơn đối với các bạn cùng trang lứa.
Vậy những dấu hiệu cũng như nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương là gì? Bố mẹ hãy cùng Đông Y Lợi An tìm hiểu khắc phục và phòng chống giúp bé tăng cao lớn khỏe mạnh hơn nhé!.
Bạn đang quan tâm: Trẻ bị còi xương
Còi xương là gì?
Còi xương là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những trẻ đang trong độ phát triển về trí não và thể chất.
Bé bị còi xương là do rối loạn dưỡng xương do thiếu hụt vitamin D cần thiết hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Làm ruột không hấp thụ đủ canxi, photpho làm canxi trong máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định canxi máu.

Khi mà lượng canxi trong xương còn lại quá ít sẽ không đủ để nuôi dưỡng và phát triển xương. Đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương làm cơ thể trẻ bị ốm yếu, chậm phát triển về chiều cao, trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,….
Bệnh còi xương ở trẻ em có thể xảy ra ở một số trẻ sau:
– Bé sinh non hoặc sinh không đủ cân.
– Bé bú sữa ngoài nhiều thay vì sữa mẹ.
– Trẻ có da tối màu.
– Trẻ được sinh ra ở những nơi có điều kiện thời tiết không thuận lợi.
– Ngoài ra bệnh còi xương có thể xảy ra ở một số trẻ biếng ăn ngủ ít kéo dài.
Dấu hiệu trẻ còi xương
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị còi xương chậm phát triển là:
– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay ra mồ hôi nhiều khi ngủ và rụng tóc phía sau đầu.
– Tiếng thở của những trẻ bị còi xương thường rít thanh quản, hay nấc khi ăn và có thể bị co giật do hạ calci máu.
– Răng mọc chậm, sún răng, tối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.

– Trẻ chậm phát triển, vận động như lẫy, lật, chân vòng kiềng,…
Bệnh còi xương ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả cũng như biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi trẻ mắc bệnh này như:
– Lồng ngực bị biến dạng, cong, gù cột sống, chức năng hô hấp bị hạn chế.
– Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của bé.
– Khung xương chậu hẹp, nếu là bé gái thì ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
– Chậm phát triển về chiều cao, cân nặng.
– Loãng xương và rất dễ bị gãy xương nếu va đập mạnh.
Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em
Một số nguyên nhân phổ biến ngày nay là do trẻ biếng ăn, khó ngủ dẫn đến chậm phát triển chiều cao và cân nặng, nhưng điều này có thể dễ dàng khắc phục.
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh còi xương chậm phát triển ở trẻ là do thiếu hụt vitamin D. Đây là vitamin quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của hệ xương.

Vitamin D tồn tại dưới hai dạng là cholecalciferol có nguồn gốc từ động vật và ergocalciferol do nhân tạo tăng cường vào thực phẩm. Ngoài ra vitamin D còn có trong ánh nắng mặt trời buổi sáng mai.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây thiếu vitamin D ở trẻ bố mẹ cùng tìm hiểu để áp dụng cho con khi cần nhé!
Trẻ nhỏ bị còi xương do thiếu loại vitamin nào

Thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em, thiếu vitamin có thể là do:
Thiếu ánh nắng mặt trời: Trẻ nhỏ rất cần vitamin D từ ánh nắng mặt trời để xương bé được phát triển tốt hơn. Tuy nhiên ở các thành phố lớn, nhà ở hay xây dựng theo kiểu khép kín nên bé ít được tiếp xúc với ánh nắng mai. Từ đó gây nên hiện tượng thiếu vitamin D ở trẻ.
– Thức ăn của trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng mẹ lại ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho nên nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp.
– Chế độ ăn dặm không đảm bảo và không đầy đủ chất dinh dưỡng
Trẻ bị còi xương do thiếu chất
Trẻ còi xương do thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân chính và chủ yếu gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ. Điển hình như:
Do chế độ dinh dưỡng của trẻ không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.
– Mặc dù hàm lượng vitamin D ở trong sữa bò và sữa mẹ đều thấp như nhau nhưng vitamin trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên sữa mẹ không phải là nguồn thực phẩm để chống còi xương.
– Hạn chế bổ sung các loại bột như bột, mắm, muối, mì chính,… vì trong những gia vị này có chứa nhiều acid phytic làm giảm hấp thu vitamin D và canxi ở ruột.

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
– Trẻ sinh non hoặc sinh bị nhẹ cân khiến cơ thể không có đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai và các men tham gia chuyển hóa còn yếu.
– Do thiếu hụt men trong chuyển hóa vitamin D và do rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng bao gồm cả vitamin D, canxi.
– Do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, khiến cơ thể mất nước ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin D dễ bị còi xương.
Do tình trạng trẻ biếng ăn còi xương suy dinh dưỡng
Trẻ biếng ăn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Bởi khi không cung cấp đủ các chất cần thiết để đi nuôi cơ thể. Làm ruột không hấp thụ đủ canxi và phốt pho dẫn đến lượng đường trong máu sụt giảm.
Khi đó, canxi trong xương phân bổ, di chuyển đi để ổn định máu. Khi đó lượng canxi trong xương sẽ bị loãng. Từ đó gây nên các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và chân vòng kiềng ở trẻ.
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao xử lý
Vậy khi đã tìm ra được nguyên nhân chính khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng rồi thì giờ cha mẹ phải làm gì?
Thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn
Bổ sung vitamin D là giải pháp giúp trẻ khắc phục tình trạng còi xương. Với những trẻ sinh vào mùa đông, trẻ sẽ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lúc ban mai. Trẻ sinh ra nhẹ cân thì bắt đầu từ tuần thứ 2 sau khi sinh mẹ nên bổ sung 400 đơn vị vitamin D/ ngày.
Ngoài ra khi trẻ còi xương chậm tăng cân thường hay thiếu hụt canxi do đó mẹ nên bổ sung thêm canxi cho con theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý cho ống vì khi uống quá nhiều, quá liệu sẽ dẫn tới sỏi thận.
Trẻ bị còi xương nên ăn gì – thực phẩm cho trẻ còi xương

Trẻ em còi xương cần bổ sung thêm gì? Để bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ còi xương, mẹ nên chọn những loại thực phẩm giàu vitamin D cho trẻ cũng như cho mẹ ăn. Một số món ăn giúp cung cấp nhiều vitamin D cho trẻ còi xương như:
Cháo cá: Cháo cá là món ăn đơn giản, dễ nấu nhưng mang lại hiệu quả cao giúp bé bổ sung vitamin D. Trẻ bị còi xương nên ăn cháo cá 2 lần một ngày và khoảng 2 – 3 nên ăn một lần trong vòng 30 ngày trở lại, (Cháo cá hồi, cá chép, cá lóc,…).
Cháo tôm: Tôm là thực phẩm có chứa nhiều canxi và vitamin vì thế cháo tôm cũng là gợi ý rất tốt cho bé. Đây là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Đậu xanh, hạt sen: Đây cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi và dưỡng chất tốt cho quá trình phục hồi bệnh của con.
Cháo lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng có chứa nhiều dưỡng chất như protein, canxi, sắt, kẽm rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Mẹ nên sử dụng trứng gà ta thì sẽ hiệu quả hơn nhé!
Sữa cho bé còi xương suy dinh dưỡng phát triển xương và tăng cân
Hiện tượng còi xương ở trẻ sơ sinh đa phần là do thiếu hụt vitamin D, vì thế mẹ nên chọn những loại sữa cho bé còi xương suy dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin D một chút nhé.

Dưới đây là một số loại sữa cho bé còi xương suy dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin D như:
– Sữa bột Nutifood Grow Plus: Đây là loại sữa được khuyên dùng cho những trẻ trên 1 tuổi giúp giải quyết các vấn đề về chiều cao, cân nặng cũng như dinh dưỡng cho trẻ.
– Sữa Nestlé NAN OPTIPRO 4: Với công thức được điều chế từ Thụy Sỹ, đây là loại sữa có hàm lượng Canxi và Vitamin D cao rất phù hợp cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Đây là loại sữa được khuyên dùng cho trẻ từ 2 – 6 tuổi.
– Sữa bột Abbott Pediasure BA: Đây ra loại sữa rất thích hợp cho những trẻ từ đủ 1 tuổi trở lên. Giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ tiêu hóa tốt cho trẻ.
– Sữa bột Hipp Combiotic Organic 3: Dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Giúp hỗ trợ trong giai đoạn cơ thể bé có nhu cầu cao về phát triển chiều cao, thể lực và trí não.
Đó là một số loại sữa mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho bé yêu nhà mình khi trẻ còi xương suy dinh dưỡng hay con đang trong giai đoạn phát triển thể lực và trí não.
Siro cho bé ăn ngon ngủ ngon chống còi xương
Ngoài ra để giúp bé chống còi xương, bố mẹ có thể tham khảo siro ăn ngon ngủ ngon giúp bé chống còi xương. Khi trẻ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ sẽ rất tốt cho sức khỏe của con và hạn chế được tình trạng trẻ còi xương.
Một trong những loại siro giúp trẻ ăn ngủ tốt mẹ có thể tham khảo đó là siro ăn ngủ ngon Đông Y Lợi An. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như tim sen rất tốt để giúp bé ngủ sâu giấc hơn, lysine, cao ý dĩ,… rất tốt trong việc tiêu hóa thức ăn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Siro ăn ngon ngủ ngon Lợi An là trong số các sản phẩm dược các bậc phụ huynh khác tin tưởng và sử dụng cho con em mình. Mẹ có thể tham khảo nhé!
Xem chi tiết tại: Siro ăn ngon ngủ ngon Lợi An giúp cho bé ngủ, ăn ngon miệng hơn
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ
Một số lưu ý cha mẹ cần tránh để phòng bệnh còi xương cho trẻ như:
– Khi đang trong thời kỳ mang thai, mẹ hạn chế làm những việc nặng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh sinh non.
– Mẹ nên uống bổ sung vitamin D khi thai phụ ở tháng thứ 7 với liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.
– Sau khi sinh 2 tuần mẹ nên để những người thân của bé tắm nắng cho bé để cơ thể con hấp thụ vitamin D tốt cho sự phát triển của bé. Thời gian tắm nắng nên kéo dài tầm 20 phút trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ sáng.
– Khi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, canxi cho con để phòng bệnh còi xương.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống vitamin D bổ sung trong những giai đoạn đầu đời của con.
Bài viết trên là chi tiết và đầy đủ nhất về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, giải pháp, cách phòng tránh về tình trạng trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích để giúp bố mẹ nuôi dạy con trẻ thành công.
Cảm ơn bố mẹ đã quan tâm bài viết.
Chuyên mục: Ăn ngon ngủ ngon
Chủ sở hữu: https://dongyloian.com/