Hiện tượng Trẻ ăn hay bị nôn trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Thường thì tình trạng nôn ói sau khi ăn hầu hết là lành tính và có thể tự hết theo thời gian. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì đây có thể là một số triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bạn đang quang tâm: Trẻ ăn hay bị nôn
Bố mẹ hãy cùng Đông Y Lợi An tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ ăn hay bị nôn ói nhé!
Bé ăn hay bị nôn tại sao là nôn do nguyên nhân nào gây ra
Thông thường bé ăn hay nôn là lành tính do trong giai đoạn này do hệ thống tiêu hóa ở trẻ còn non yếu, các van trong dạ dày chưa đồng nhất. Mặc khác nôn ói có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm.

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ ăn vào là bị nôn ra là do ăn uống no, cha mẹ cho ăn sai cách, do dị ứng với thức ăn,…
Cho ăn sai cách hoặc ăn liên tục
Cho bé ăn sai cách hoặc ăn quá nhiều, liên tục là nguyên nhân chính khiến bé ăn vào hay bị nôn. Thông thường bố mẹ hay ông bà của bé vì muốn tốt cho con nên cho con ăn nhiều để con mau lớn.
Tuy nhiên, đây là hành động rất sai trái không những không giúp ích cho bé mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy như làm trẻ sợ mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Từ đó, trẻ bị biếng ăn và nôn trớ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con.
Vậy nên để tốt cho bé, bố mẹ và ông bà không nên ép con ăn nhiều mà nên cho con ăn đúng và đủ bữa nhé. Như vậy mới thực sự là tốt cho con.
Bé ăn cháo bị nôn – trong thời gian trẻ tập ăn dặm
Bé ăn cháo bị nôn trong thời gian trẻ ăn dặm rất hay thường gặp ở trẻ vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của con còn yếu. Hơn nữa các van trong dạ dày hoạt động không đồng bộ nên dẫn tới tình trạng trẻ ăn xong nôn trớ.

Do đó, để hạn chế trẻ bị nôn cháo khi ăn dặm thì mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời gian hợp lý nhất để tập trẻ ăn dặm là từ đủ 6 tháng tuổi trở lên.
Trẻ ăn vào bị buồn nôn do dị ứng, ngửi mùi vị đồ ăn
Khi trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ cho con ăn những thực phẩm không phù hợp, bổ sung không đúng cách có thể là nguyên nhân bé ăn gì cũng nôn. Do đó, mẹ cần chọn những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và phù hợp với con.
Trong giai đoạn này phải thật kiên trì và nhẹ nhàng với con. Bên cạnh đó mẹ hãy thường xuyên thay đổi đa dạng thực đơn cho con. Ngoài ra, mẹ không nên ép con ăn và kéo dài bữa ăn quá 30 phút.

Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm lạ, mùi vị khó ăn. Bữa ăn đủ chất của trẻ ăn dặm nên là tôm, thịt, cá, cùng số một rau củ và một ít dầu ăn dành riêng cho trẻ là đủ.
Trẻ ăn vào là nôn ra do bệnh lý
Đa phần tình trạng nôn ói ở trẻ là bình thường, nhưng một số ít là do bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp ở trẻ nhỏ và cũng chính là thủ phạm gây nên tình trạng trẻ ăn hay nôn trớ.
Các thủ phạm do bệnh lý này hình thành lâu ngày sẽ dẫn đến hội chứng trẻ bị còi xương, biếng ăn, nên mẹ cần lưu ý:
Xem thêm: Còi xương là gì, các dấu hiệu, nguyên nhân và cách để phòng
Vậy trẻ ăn vào bị nôn do những bệnh lý nào gây nên khiến bé biếng ăn, bạn hãy cùng xem tiếp:
Trẻ ăn hay bị nôn do hệ tiêu hóa
Một trong những bệnh lý hàng đầu khiến bé ăn bị nôn là do hệ tiêu hóa. Bệnh rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển về sau của trẻ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn đến trẻ bị còi xương và ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.

Khi bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài và kèm theo các biểu hiện như: Bé ăn vào nôn ra, táo bón, tiêu chảy, đau bụng,… Bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối cha mẹ không cho con uống bất kì các loại thuốc gì khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Để hạn chế bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của con. Nên bổ sung thêm thực phẩm có chứa lysine, vitamin thiết yếu,… Để tăng cường đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao trẻ không thích ăn rau – Hậu quả, các giải pháp và cách xử lý
Trẻ ăn vào bị nôn do hẹp môn vị
Hẹp môn vị là một trong những nguyên nhân gây nôn ói hiếm gặp ở trẻ. Môn vị là cơ vòng nối liền dạ dày với tá tràng, khi cơ vòng dày lên thì môn vị sẽ bị hẹp lại. Do đó, làm cản trở làm thức ăn từ dạ dày xuống ruột bị chặn lại.

Vì thế các chất trong bộ máy tiêu hóa như sữa, thức ăn dặm sẽ bị trồi ngược trở lại gây nôn ói.
Giai đoạn từ 2 tuần sau khi trẻ chào đời tới khi trẻ được 4 tháng tuổi là thường gặp bệnh lý này nhất, với các biểu hiện như:
Trong 6 tháng đầu sau khi sinh trẻ hay bị nôn trớ.
Sau khi bú hoặc sau khi ăn là trớ.
Nôn nhiều, chất nôn trào mạnh ra ngoài miệng bé.
Khi con có triệu chứng hẹp môn vị bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân Bé bị nôn do nhiều đờm trong cổ họng
Nhiều đờm trong cổ họng cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn. Đờm chính là chất tiết ra từ đường hô hấp, bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch mũ cầu,… Khi các chất tiết ra từ đường hô hấp nhiều sẽ được tống ra ngoài cơ thể qua miệng làm cho bé ăn vào là nôn.

Thông thường, đối với chứng trào ngược, trẻ cảm thấy khó chịu trong thời gian nhất định. Đờm xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa cũng như tình trạng sức khỏe của bé.
Bé ăn không tiêu bị nôn
Đầy bụng không tiêu là có thể là nguyên nhân khiến bé bị nôn. Khi bị đầy hơi, không tiêu trẻ sẽ có một số dấu hiệu như sau:
- Bé sẽ cảm thấy đau và nặng bụng.
- Sau khi ăn 2 tiếng bụng bé vẫn còn no và căng tròn.
- Hay ợ nóng và chua khi chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên.
- Thường xuyên nôn trớ và quấy khóc liên tục.
Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu ở trẻ thường là do: Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, trẻ ăn dặm những món không phù hợp với lứa tuổi, ngủ không đủ giấc,…cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng khó tiêu ở trẻ.
Bé mọc răng ăn hay nôn
Trong giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ thường có những hiện tượng như sưng, đau nhức, nứt lợi nên khiến bé lười ăn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ ăn xong bị nôn, bỏ bữa.

Trong giai đoạn này mẹ phải thật kiên trì và đồng hành cùng con bằng cách:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn cho nhiều lần ăn.
- Thức ăn của bé nên mềm và nhuyễn để trẻ dễ nuốt.
- Trong giai đoạn này mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhiều, vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng lời ăn sau này.
Bé bị sốt ăn gì cũng nôn
Ở trẻ nhỏ, khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên đều kèm theo triệu chứng nôn ói. Khi trẻ bị sốt, nôn nhiều và kèm theo hiện tượng tiêu chảy có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn, kí sinh trùng,…
Do đó, khi trẻ nhà mình có những biểu hiện trên thì cha mẹ hãy đưa con đi thăm khám ở các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.
Các triệu chứng buồn nôn kèm theo có thể bệnh lý nguy hiểm cho trẻ
Dưới đây là một số triệu chứng nôn có thể kèm theo bệnh lý nguy hiểm cho trẻ thường gặp. Mẹ cùng tìm hiểu tiếp ngay sau đây nhé!
Trẻ ăn vào bị nôn và sốt
Trẻ ăn vào là nôn và sốt, kèm theo đau đầu. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm ở trẻ như viêm màng não do các vi khuẩn và nhiễm trùng não. Bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh hô hấp thông thường nên mẹ phải thường xuyên theo dõi nhé!
Trẻ ăn vào là bị nôn và tiêu chảy
Triệu chứng trẻ ăn vào bị nôn và tiêu chảy có khả năng là do bệnh viêm dạ dày cấp tính gây nên. Ngoài ra viêm dạ dày cấp tính còn có thể kèm theo một số biểu hiện sau: Sốt cao, mỏi toàn thân, đau đầu, đau chân tay,…
Trẻ ăn vào kêu đau bụng và nôn
Trẻ bị sốt cao, nôn và kèm theo đó là đau bụng liên tục. Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa. Khi đó trẻ đi ngoài phân sẽ lỏng, nhiều nước và có cả chất nhầy.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng và trẻ ăn hay nôn trớ. Do đó, khi nấu ăn cho bé mẹ phải đảm bảo vệ sinh thật tốt.
Trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn
Trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn có thể là triệu chứng của những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp,.. Do sự tấn công của virus, vi khuẩn có hại dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương dạ dày.
Thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây nôn ở trẻ.
Khi phát hiện những dấu hiệu này hoặc những dấu hiệu bất thường khác thì Phụ Huynh hãy cho trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Trẻ ăn hay bị nôn Mẹ phải làm sao – Cách khắc phục
Đối với trẻ bú sữa mẹ bị nôn trớ

Khi trẻ thường xuyên bị nôn trớ sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước và thiếu dưỡng chất và một số trường hợp nếu để lâu sẽ gây hại cho trẻ. Để khắc phục trẻ bị nôn trớ khi bú sữa mẹ thì mẹ cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Cho trẻ bú đúng cách: Mẹ nên cho bé bú bên trái trước, bên phải sau vì lúc này dịch dạ dày còn ít. Ngoài ra không nên cho bé bú quá nhiều, mỗi bữa ăn nên cách nhau 2 – 4 giờ.
- Giữ đúng tư thế sau khi bú: Mẹ nên bế bé cao đầu trong khoảng 15 – 20 phút và vỗ nhẹ để đẩy khí từ dạ dày ra giúp trẻ ợ hơi tốt hơn.
- Nới lỏng quần áo trẻ: Vì khi quần áo quá chặt sẽ khiến cho cả bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ nôn sau khi ăn.
- Không cho trẻ bú quá no: Bú quá no có thể làm trẻ hay nấc cụt, trớ sữa và ói.
Đối với trẻ cho bú bình
Đối với trẻ bú bình, cách bế sai tư thế hay tư thế bú bình sai làm trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày và gây nôn trớ.

Tư thế cho bé bú bình đúng cách là tư thế ngồi của mẹ thật thoải mái và mẹ bế con vào lòng theo chiều dốc, đầu phải luôn cao hơn mình. Quệt nhẹ núm vú lên môi trẻ để trẻ và trẻ tự há miệng và ti. Không nên tự nhét núm vào mồm khi bé chưa thật sự sẵn sàng.
Khi bé quấy khóc hoặc đang ti nhưng quấy khóc thì mẹ ngừng cho ti ngay để bé ko bị sặc và trào ngược dạ dày. Ngoài ra khi trẻ vừa ti xong không được chơi đùa vì hành động nãy cũng dễ làm cho bé bị nôn trớ.
Đối với trẻ ăn dặm bị nôn
Một số biện pháp cải thiện đối với trẻ ăn dặm bị nôn như:
- Không nên ép bé ăn quá nhiều khiến bé biếng ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Mẹ nên cho con ăn khi con đói như vậy sẽ giúp con ăn ngon hơn.
- Đối với trẻ mới ăn dặm nên cho trẻ ăn từ từ và thay đổi khẩu vị liên tục, cho ăn nhiều rau củ hơn, kèm theo đó là bú sữa mẹ.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều lần ăn nhưng phải đảm bảo lượng thức ăn cần thiết.
- Không cho trẻ ăn những món ăn lạ, mùi vị khó ăn.
- Khi trẻ được 9 tháng tuổi, đây là lúc trẻ tập cầm nắm khám phá mạnh. Mẹ đừng ngại khi con tự cầm thìa xúc ăn làm bẩn quần áo hay nền nhà. Lúc mới làm việc gì mới, tất cả chúng ta điều hậu đậu như nhau. Hãy để trẻ tự xúc ăn bạn sẽ khỏe hơn sau này.
Nếu trẻ biếng ăn hoặc chậm tăng cân thì Siro ăn ngủ ngon Lợi An là giải pháp tốt nhất cho trẻ, giúp cải thiện đường tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.
Xem chi tiết: Siro ăn ngon ngủ ngon
Đối với bé ăn không tiêu bị nôn
Để cải thiện chứng khó tiêu mẹ nên cải thiện chế độ ăn cho cọn, nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để giúp con dễ tiêu hơn. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé nhé!

Một số giải pháp cho trẻ ăn không tiêu bị nôn:
- Pha chanh, mật ong và gừng tươi cho trẻ uống để giảm đầy hơi.
- Cho bé uống nước ấm ngâm với vỏ quýt hoặc vỏ cam.
- Một số loại nước hoa quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt,…
- Cho bé uống đều đặn 3 ly sữa tươi mỗi ngày.
- Nước gừng, nước lá tía tô, rau mùi cũng có thể giúp bé giảm tình trạng khó tiêu
- Mát xa vùng bụng dưới 30 giây mỗi ngày cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ dễ chịu và ham ăn hơn
Đối với trẻ ăn vào bị nôn và sốt
Biện pháp xử lý:
- Cho bé uống nhiều nước: Đối với trẻ nhỏ đang con bú mẹ thì nên tăng cữ bú cho bé vì dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chống đỡ lại bệnh tật. Từ đó giúp khắc phục tình trạng trẻ hay nôn khi ăn.
- Bù điện giải cho trẻ bằng oresol: Mẹ nên pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày.
- Việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh,… thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đối với bé mọc răng ăn hay nôn
Tình trạng mọc răng gây đau nhức, sưng nướu khiến trẻ lười ăn và chán ăn. Chính vì thế trong giai đoạn này mẹ hãy đồng hành cùng con. Giúp con chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để con dễ ăn hơn. Thức ăn của trẻ phải thật mềm và nhuyễn để trẻ dễ ăn.
Đối với trẻ ăn vào bị nôn do nhiều đờm
Với những trẻ bị nôn do nhiều đờm thì trước hết mẹ phải giúp con tống đờm ra ngoài bằng cách:
Cho bé bú nhiều lần hơn và cho con uống đủ nước: Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tạo ra có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tạo ra nhiều kháng thể giúp trẻ tan đờm. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước để tránh bị rát cổ khi ho.
Massage lòng bàn chân cho bé: Đây là phương pháp khá hiệu quả giúp bé tiêu đờm.
Cho trẻ uống nước chanh pha với ít mật ong: Chanh có công dụng rất đặc biệt là làm giảm đờm và dịch nhầy. Ba mẹ có thể pha chanh, mật ong với một ít nước nóng cho trẻ uống để giúp trị đờm nhé.
Vỗ nhẹ lưng trẻ thường xuyên để giúp phổi lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và đờm cũng dễ bị tống ra ngoài.
Cho bé bú nhiều lần và tư thế cho bú phải đúng cách. Không đùa giỡn với trẻ khi trẻ vừa bú xong.
[Đề xuất] Giải pháp: Tinh dầu Lợi An giúp long đờm trị ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Trường hợp bé ăn vào đau bụng và bị nôn
Trẻ đau bụng và bị nôn có thể là do thức ăn có vấn đề vì thế ba mẹ phải kiểm tra thật kỹ càng trước khi cho bé ăn. Cho trẻ uống nhiều nước vì khi đau bụng tiêu chảy cơ thể bé sẽ bị mất nước.
Tránh sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn
Trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn, biếng ăn, không chịu chơi thì mẹ cần đưa đến bệnh viện để được chăm sóc và chữa trị kịp thời.
Khi gặp tình trạng trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn mẹ cần chuẩn bị khăn sẵn sàng, sau đó vệ sinh sạch sẽ và thay áo nếu cần thiết.
Để hạn chế tình trạng nôn trớ gây bẩn quần áo thì mẹ có thể quàng khăn qua cổ. Khi bé đang nôn mẹ không được xốc trẻ lên để tránh trường hợp dịch tràng vào phổi.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ một cách rất chi tiết về tình trạng trẻ hay bị nôn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bố mẹ những kiến thức bổ ích giúp nuôi dạy trẻ.
Nếu bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn – Đừng Ngãi Nhé!
Chúc bé mau khỏe và ăn ngoan chóng lớn.
Chuyên mục: Ăn ngon ngủ ngon
Website: https://dongyloian.com/