Hăm mông là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này khiến bố mẹ rất lo lắng. Vì khi tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy trẻ bị hăm mông phải làm sao? Cha mẹ hãy cùng Đông Y Lợi An đi tìm kiếm câu trả lời nhé!
Bạn đang quan tâm: Trẻ bị hăm mông phải làm sao
Hăm mông là gì
Hăm mông là hiện trạng không chỉ có ở trẻ em, trẻ nhỏ mà kể người lớn cũng thường hay gặp. Bé bị hăm đỏ mông chính là tình trạng vùng da ở hậu môn bị viêm nhiễm và xuất hiện các mẩn đỏ.

Thông thường ở giai đoạn đầu tình trạng hăm da không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng cứ tiếp diễn mà không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé và làm bé hăm lở loét ở mông.
Trẻ bị hăm mông gồm những biểu hiện nào
Bé bị hăm đỏ ở mông là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ dưới 2 tuổi. Thông thường hăm mông sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:
- Những biểu hiện ban đầu khi trẻ bị hăm mông là ở vùng mông của bé bắt đầu xuất hiện những vết hồng đỏ.
- Lâu dần vết hăm của bé bắt đầu đỏ ửng và lan rộng ra những vùng lân cận cận của mông như đít, đùi và kèm theo đó là những mụt nhỏ li ti.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu do vết hăm hành.
Xem thêm: Trẻ bị hăm đỏ Hậu Môn: Các yếu tố gây ra và cách chữa trị hăm đỏ hậu môn
Triệu chứng bị hăm mông ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị hăm đỏ ở mông thường là do những yếu tố bên ngoài tác động tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hăm mông ở trẻ. Một số triệu chứng hay gặp nhất khi con bị hăm ở vùng mông như:
- Mỗi khi mẹ vệ sinh hoặc đụng vào vùng mông cho con thì con sẽ thấy đau, sợ hãi và khóc rất nhiều.
- Đặc biệt mỗi khi con đi đại tiện, nước tiểu hoặc phân làm ướt vùng mông bị hăm thi con cùng thấy khó chịu và hay khóc.
- Khi bị hăm lâu ngày vùng hăm sẽ lan rộng ra hoặc nặng hơn có thể gây lở loét. Nếu vết thương không được thường xuyên làm sạch thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.
- Khi bị vết hăm hành con thường cảm thấy cơ thể không khỏe và chán ăn, bỏ bú. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm thì ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đối với người lớn, hăm mông ở người lớn cũng có những triệu chứng tương tự với trẻ. Da vùng mông bị hăm trở nên đỏ ửng; Ngứa và đau rát rất khó chịu; Cảm giác nóng khi sờ vào vùng da bị hăm; Lâu ngày vết thương lở loét và gây đau đớn.
Nguyên nhân gây hăm mông ở trẻ sơ sinh

– Do tã bỉm chật, kém chất lượng
– Tã bỉm bí hơi hầm hơi, không có độ thông thoáng sinh nhiệt, và mồ hôi gây hăm.
– Do tã bỉm ướt trong nhiều giờ không được thay, nước tiểu hặc phân ngấm vào mông trẻ gây hăm.
– Da ở mông bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Có thể bạn quan tâm: Bé gái bị hăm vùng kín là gì: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Trẻ sơ sinh bị hăm mông phải làm sao
Khi bé bị hăm loét ở mông phải làm sao, đó là những lo lắng chung của những bậc cha mẹ dành cho con của mình. Dưới đây là những chia sẻ cách trị hăm cho con sẽ giúp xóa tan nỗi lo đó. Cha mẹ bé hãy dành ít phút cùng nhau đọc tiếp nhé!
Cách chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh theo dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa trị hăm ở trẻ thì có nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những cách trị hăm mông cho trẻ sơ sinh được nhiều áp dụng và thường mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng dầu dừa trị hăm mông cho bé

Dầu dừa là một nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn cho bé. Một số thành phần dinh dưỡng có trong dừa sẽ làm vết hăm của trẻ kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nhờ đó vết thương sẽ được chữa khỏi.
Cách chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vết hăm và dùng khăn lau khô.
- Lấy một lượng vừa đủ dầu dừa thoa đều lên vùng da bị hăm và massage nhẹ nhàng.
- Sau khi thoa dầu dừa xong, mẹ đừng vội mặc đồ liền cho con mà hãy để dầu dừa khô rồi hẳn mặc.
- Với cách điều trị bằng dầu dừa này mẹ nên áp dụng 1-2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên: Có một số trường hợp sử dụng dầu dừa làm cho bé nhếch nhác và nặng thêm. Vì vậy mẹ cần cân nhắc sử dụng dầu dừa trị hăm da cho trẻ.
Chấm nước lá trà xanh cho trẻ bị hăm mông

Lá trà xanh là thực phẩm làm nước uống rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong trà có chứa chất polyphenol và flavonoid, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và chống lại các nhiễm trùng.
Cách trị hăm mông bằng lá trà xanh được thực hiện như sau:
- Trà xanh đem rửa sạch và mang đi nấu sôi và để nguội.
- Sau khi nước trà đã nguội, mẹ hãy lấy nước đó tắm cho con và mẹ tắm lại cho con bằng nước lạnh.
- Khi con tắm xong thì mẹ hãy nhẹ nhàng lau khô và mặc đồ vào cho con.
- Mẹ nên dùng nước trà tắm cho con thường xuyên, như vậy vết thương sẽ rất nhanh khô.
Xem thêm:
Mẹo trị hăm mông ở người lớn bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, riboflavin,…những chất này giúp nâng cao sức đề kháng giúp bảo vệ da. Nhờ đó, giúp cơ thể khử khuẩn, chống ngứa và giúp vết hăm nhanh lành.
Cách điều trị hăm mông ở người lớn bằng lá trầu không được thực hiện như sau:
- Dùng một nắm lá trầu không rửa cho hết bụi bẩn, vò nhẹ. Đem đun cùng với 500ml – 1 lít nước, đun sôi tầm 5 – 8 phút.
- Nước sau khi đã được đun sôi đem lọc bỏ phần lá, chỉ lấy nước. Để nước ấm ở mức 40 – 45 độ C rồi lấy khăn thấm nước lau lên vết hăm hoặc ngâm trực tiếp vào vết hăm đều được.
- Bạn có thể thực hiện cách này một ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Sử dụng nha đam đối với người lớn bị hăm mông

Nha đam là thảo dược không chỉ giúp làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe mà còn giúp hạn chế viêm da. Vì trong nha đam có chứa nhiều chất chromone C-glucosyl, enzyme bradykinase giúp chống viêm hiệu quả.
Để dùng nha đam trị hăm, bạn chỉ cần chọn những bẹ nha đam tươi và loại bỏ hết phần vỏ chỉ lấy phần gel bên trong. Thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm, áp dụng làm cách này 2-3 lần/ ngày sẽ làm tình trạng hăm trở nên nhẹ và mau lành.
Trị hăm mông cho bé bằng giấm
Trong giấm có chứa thành phần axit, chính điều này sẽ làm hạn chế nồng độ kiềm trong nước tiểu. Nhờ đó, vi khuẩn nhanh bị tiêu diệt và vết thương ở trẻ sẽ nhanh lành hơn.
Để trị hăm mông cho trẻ bằng giấm, mẹ chỉ cần lấy một thìa cà phê hòa loãng vào nước. Sau đó, mẹ hãy lau vào vùng da bé sau khi thay tã. Hoặc tã vải sau khi giặc, mẹ đem ngâm vào thau nước cùng một ít dấm rồi phơi khô cho con mặc.
Chữa hăm mông cho trẻ bằng kem trị hăm mông an toàn
Nếu những cách chữa trị bằng dân gian không làm cho tình trạng vết hăm của con trở nên nhẹ hơn. Thì mẹ có thể dùng kem trị hăm mông cho bé. Dưới đây là hai thương hiệu uy tín mẹ có thể tham khảo.
Sử dụng kem bôi da Lợi An

Kem bôi da Lợi An được biết đến là loại thảo dược được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Nhờ đó an toàn cho da bé và người lớn cũng có thể dùng được. Đây là sản phẩm mang về rất nhiều những phản hồi tích cực từ khách hàng.
Cách trị hăm mông trẻ sơ sinh bằng kem bôi da Lợi An rất dễ dùng. Mẹ chỉ cần về sinh sạch vết hăm và lấy một lượng vừa đủ kem sau đó thoa đều lên vùng da bị hăm của con. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, tầm 5 – 7 ngày là khỏi hẳn.
Lưu ý: Khi sử dụng kem cho con, mẹ tránh để con chạm tay vào kem và bôi lên mắt, mũi, miệng. Sau mỗi lần dùng nên vặn nắp kĩ, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Sử dụng Kem bôi da Minh Hùng

Kem bôi da Minh Hùng cũng là một trong những loại kem được điều chế từ thảo dược. Có tác dụng giúp đặt trị các bệnh viêm da, ngứa do dị ứng và dùng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm được nhiều bố mẹ tin dùng.
Cách sử dụng kem bôi da Minh Hùng chữa hăm mông cho trẻ rất đơn giản. Vệ sinh sạch vùng da bị hăm, sau đó thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Mẹ nên bôi 2-3 lần/ ngày cho con, nên thực hiện liên tục đến khi vết thương khỏi hẳn.
Lưu ý: Sau khi dùng xong mẹ nên vặn nắp kĩ và nên cất xa tầm với của trẻ. Khi mua sản phẩm mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh mua trúng hàng kém chất lượng. Như vậy sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.
Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị hăm mông
Để hạn chế việc em bé bị hăm mông cha mẹ nên phòng tránh bằng những cách sau:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mông, bẹn cho bé mỗi khi bé đi vệ sinh xong. Vì tã chứa nhiều chất thải, bị ẩm ướt là hung thủ chính gây nên tình trạng hăm mông của bé.
- Hạn chế mặc tã thường xuyên, nên để mông con thông thoáng và thay tã nhiều lần.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã cho con.
- Nên dùng những loại tã lót ít dùng chất tạo mùi và có ít hóa chất.
- Các đồ dùng của trẻ sau khi mua về phải giặt sạch trước khi sử dụng và nên chọn mua những loại vải thông thoáng, mát và thấm nước tốt.
Một số cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị hăm ở mông như sau:
- Nên dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh cho con mỗi khi con đi đại tiện, đi ngoài.
- Khi vệ sinh ở vùng da bị hăm của con mẹ nên nhẹ tay nhất có thể để con không bị đau.
- Kiểm tra vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Sau khi tắm xong mẹ nên lau khô người con rồi hẳn mặc bỉm.
Qua bài viết này, hy vọng Đông Y Lợi An đã giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc khi trẻ hăm mông phải làm sao. Những kiến thức được chia sẻ ở trên mong là sẽ hữu ích với cha mẹ.
Mọi thông tin cần tư vấn về sản phẩm trị hăm vui lòng liên hệ về cho chúng tôi tại đây!
Chuyên mục: Bệnh hăm da
Website: https://dongyloian.com/